Yên Thành
Vào ngày 09 tháng 12 năm 2015 vừa qua trên trang các trang web của Bauxite như Blog hay Facebook có đăng tải nội dung bức thư ngỏ của 127 nhân sĩ trí thức Việt Nam lên Bộ Chính trị đòi từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin và cải cách toàn diện để tiến tới dân chủ, trước khi diễn ra Đại Hội Toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, khai mạc ngày hôm nay 14/12 tại Hà Nội.
Đây là lần gửi thư ngỏ thứ hai của nhóm nhân sĩ trí thức yêu nước này. Trong số những người ký tên vào bức thư ngỏ lần này đều có 61 vị đã góp mặt trong lần gửi thư ngỏ lần trước. Quanh đi quanh lại vẫn là những cái tên quen thuộc như: Huỳnh Ngọc Chênh, Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Quang A,… năm nay lôi kéo thêm một số người nữa là được 127 người.
Những người nhân sỹ trí thức này có đang nhân danh đất nước? |
Thư ngỏ lần này nêu lên 3 yêu cầu chính, ngoài việc từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, nhóm nhân sĩ trí thức còn yêu cầu Hà Nội ngăn chận mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, thoát khỏi sự lệ thuộc của Bắc Kinh về cả kinh tế lẫn chính trị và xã hội, đồng thời sửa đổi Hiến Pháp, thực hiện các quyền tự do dân chủ của người dân, xây dựng kỷ cương xã hội, sửa đổi luật đất đai.
Với những nội dung trong bức thư ngỏ kia nghe có vẻ đúng đắn, đang thức thời với những diễn biến của tình hình đất nước trong thời gian vừa qua.
Nhưng 127 người này chỉ thấy được bát mà không thấy được mâm.
Thứ nhất, về vấn đề kinh tế, trong quá trình phát triển đất nước từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, sau đó thời gian dài là bị bao vây cấm vận, nguồn lực để phát triển đất nước rất hạn chế, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã có những bước phát triển ngoạn mục, từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, lực lượng lao động của chúng ta trẻ nhưng tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm phần lớn nên chúng ta chọn việc phát triển kinh tế theo hướng “số lượng” là hoàn toàn hợp lý trong giai đoạn đầu, sau đó chúng ta đang từng bước chuyển sang nền kinh tế có chất xám hơn, đây là quá trình chuyển mình hoàn toàn phù hợp với xu thế của các nước, chúng ta không thể so sánh với các nước như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản được, hay so sánh với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malayxia được vì các nước trên đều có bề dày phát triển kinh tế hoặc có những người khổng lồ hỗ trợ chống lưng đằng sau, chúng ta với hai bàn tay trắng mà đi lên. Trong thời gian qua, kinh tế thế giới khủng hoảng trầm trọng thì Việt Nam không thể không bị khủng hoảng và với quy mô nền kinh tế còn đang nhỏ bé thì hậu quả của cuộc khủng hoảng càng rõ rệt, nhưng Đảng và Nhà nước đã chèo lái con thuyền từng bước vượt qua khó khăn, vậy mà 127 người kia không hiểu chuyện chỉ nhìn vào các mặt tiêu cực để kêu gào, mặt trái nền kinh tế thì ngay cả Mỹ cũng có chứ đừng nói đến các nước khác, bên cạnh hàng nghìn triệu phú thì một tỷ lệ không nhỏ người Mỹ sống dưới mức nghèo khổ (2usd/ngày), và rất nhiều các khu ổ chuột chứ không phải chỉ toàn trung tâm sa hoa tráng lệ đâu 127 người tri thức à.
Còn về vấn đề lệ thuộc kinh tế Trung Quốc thì đâu chỉ Việt Nam mà rất nhiều các quốc gia khác cũng đang lệ thuộc “công xưởng” của thế giới, Đảng và Nhà Nước ta đã nhận thức được mối nguy hiểm đó và đang từng bước giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc bằng việc đa dạng hóa bạn hàng với các nước trên thế giới, nhưng về kinh tế đâu chỉ ngày một ngày hai mà thay đổi được ngay, và một yếu tố Việt Nam phải chịu phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc là yếu tố ham hàng rẻ của người Việt, rồi sính hàng ngoại góp phần chính trong thâm hụt cán cân thương mại, Nhà Nước đã phát động phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam để kích thích sản xuất trong nước phát triển và giảm đi sự lệ thuộc của Trung Quốc, Vậy mà 127 người mang tiếng là tri thức nhưng những kiến thức cơ bản về kinh tế cũng không nắm đưuọc chỉ được cái a dua theo đám phản động là nhanh.
Thứ hai, là về vấn đề đa nguyên đa đảng thì hãy nhìn sang Thái Lan để xem tấm gương ở đó suốt ngày biểu tình, khi đa nguyên đa đảng mà với những người tầm nhìn không qua được cái chén như 127 người đây thì Việt Nam đi về đâu?? hay chìm trong đấu tranh với biểu tình của các phe phái??? Vì bây giờ tất cả các tổ chức muốn đa nguyên đa đảng hiện nay đều nhận viện trợ từ nước ngoài, khi được rồi không nghe theo ý chúng mới lạ, lúc đấy chẳng khác gì rước giặc vào nhà để nó giày xéo đất nước thêm lần nữa. Đa số người dân Việt Nam đã nhìn rõ đưuọc bản chất đen tối đó và không bao giờ có chuyện người dân Việt Nam chấp nhận có chuyện đa nguyên đa đảng ở Việt Nam, về các vấn đề còn tồn tại trong việc điều hành đất nước Đảng đã nhìn nhận được và đang tiến hành khắc phục những mặt còn hạn chế thiếu sót.
Thứ ba, về vấn đề Biển Đông thì thời gian qua Việt Nam liên tục phản đối mọi hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông trên mọi diễn đàn quốc tế để thế giới thấy được hành động phi pháp của Trung Quốc và giờ cả thế giới đang lên tiếng phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, và ngay cả Nhật Bản một cường quốc cũng không chọn con đường dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc mà chỉ đấu tranh trên các diễn đàn quốc tế. Vì hiện nay xu thế của thế giới trong việc giải quyết các tranh chấp đó là bằng con đường hòa bình, đối thoại chứ không phải dùng vũ lực, và Việt Nam phải tuân theo xu hướng của thế giới, nếu chúng ta đi ngược lại xu thế sẽ tự cô lập mình và không được sự ủng hộ của quốc tế, và sẽ tự biến mình thành cái bia để vừa chịu đạn của Trung Quốc vừa chịu búa rìu dư luận quốc tế, việc chúng ta chọn con đường đấu tranh hòa bình là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp thưa 127 vị tri thức. Các vị đã suy nghĩ nông cạn chỉ biết trước mắt không biết về lâu về dài lại cứ thích phát biểu một cách thiếu suy nghĩ như vậy thì thật không xứng đáng là GS, PGS, TS đâu. Phải nhìn tổng thể, đưa đại cục lên hàng đầu, thế giới này có hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ chứ không chỉ có Việt Nam với Trung Quốc.
Thứ ba, về vấn đề sửa đổi Hiến Pháp và pháp luật thì việc sửa đổi luật được tiến hành công khai và rộng rãi trên cả nước với những ý kiến của các cơ quan, đoàn thể, cá nhân góp vào bản sửa đổi. Sẽ tiến hành sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới của đất nước, đảm bảo quyền tự do của công dân nhưng trong khuôn khổ, chuẩn mực đạo đức ở Việt Nam chứ không có chuyện du nhập mấy thứ gọi là “tự do nhân quyền kiểu phương tây” vào Việt Nam, và bài học Myanmar mà 127 người đưa ra để Việt Nam học theo thì thật thiển cận không đáng là tri thức, phải hiểu rõ bản chất của cuộc bầu cử kia là bình cũ rượu mới, bà Aung San Suu Kyi mới lên nhưng quyền lực vẫn đang tập trung vào tay quân đội, bà lên chỉ như thay vỏ chứ bản chất vẫn thế và cuộc bầu cử được hậu thuẫn bởi Mỹ, nếu coi đó là một tấm gương thì khác gì bán nước cho nước khác thao túng đâu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét