TRẦN THANH THẮNG CẦN HỌC LẠI ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LÀM BÁO

Báo chí thay đổi và phát triển hàng ngày và luôn gắn liền với nhịp sống phát triển của xã hội. Mọi thứ đều luôn có 2 mặt, báo chí cũng có những mặt tốt và xấu của nó và hôm nay chúng ta cùng bàn về câu chuyện sự lạm dụng báo chí của Trần Thanh Thắng.

Vừa rồi, chính quyền Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thực hiện chiến dịch lấy lại vỉa hè dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Đoàn Ngọc Hải. Đã có những bài báo ca ngợi về hành động cương quyết và quyết liệt của đồng chí nhưng vẫn có các bài báo ác ý, xuyên tạc nói xấu về những hành động này của đồng chí Hải. Trong đó, Trần Thanh Thắng - Trưởng đại điện báo Đời sống và Pháp luật ở phía Nam đã ngang nhiên “hống hách” cho mình cái quyền xâm phạm, can thiệp vào cuộc sống đời tư của ông Hải. Trần Thanh Thắng đã gửi công văn đề nghị ông Đoàn Ngọc Hải phải giải trình làm rõ các tài sản cá nhân như: ông Đoàn Ngọc Hải có dùng điện thoại Vertu và một chiếc đồng hồ hàng hiệu mà theo Thắng đây là chiếc đồng hồ có giá trị lớn và đề nghị ông thu xếp một buổi tiếp xúc để làm rõ nguồn gốc của những vấn đề ở trên. Điều đáng nói là câu chữ văn bản hết sức ngang nhiên, hống hách và thể thức thì chả theo quy định nào.

Từ khi nào báo chí có những cái quyền xâm phạm tới đời tư của một cá nhân từ khi nào vậy? Đơn giản Trần Thanh Thắng đã ngửi thấy yếu tố giật gân, câu view ở đây. Trần Thanh Thắng đã rất khôn ngoan núp dưới danh nghĩa “bạn đọc” để che giấu mục đích thực sự

Quay lại cái "Vertu" và đồng hồ mà Trần Thanh Thắng cho là hàng hiệu. Làm sao Trần Thanh Thắng có thể phân biệt được Vertu chính hãng và đồng hồ hàng hiệu chỉ qua những bức ảnh mù mờ trên mạng. Hơn nữa việc đồng chí Hải tổ chức lấy lại vỉa hè có liên quan gì tới việc điều tra làm rõ tài sản cá nhân của đồng chí? Hay phải chăng đồng chí Hải đã động chạm tới quán ăn vỉa hè nào mà Trần Thanh Thắng có "cổ phần" chăng? 

Bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề của cá nhân Trần Thanh Thắng xoay quanh vụ việc lấy lại vỉa hè của đồng chí Hải đang được rất nhiều bút mực báo chí khác cũng như dư luận quan tâm. Ở đây, tôi nhấn mạnh, công chúng đừng xem tin một phía hãy xem xét một cách toàn diện để tránh tin vào những bản tin được viết ra bởi những người như Trần Thanh Thắng, đồng thời những người làm báo hãy viết bằng lương tâm và đạo đức./.

QUỐC AN
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét