NHỮNG HY VỌNG TỪ HỘI NGHỊ TW5

Đây là một sự kiện quan trọng thu hút sự chú ý của dư luận. Hội Nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là sự kiện lớn bàn về chiến lược kinh tế của Việt Nam. Có thể dễ dàng nhận thấy, kinh tế là vấn đề Chính phủ tập trung phát triển; một “Chính phủ kiến tạo” – “vì người dân, vì doanh nhân” là một tín hiệu đáng mừng. Chỉ có phát triển kinh tế mới có thể nâng tầm đất nước lên tầm cao mới. Nền kinh tế của chúng ta tuy có nhiều điểm sáng, có nhiều tiềm năng nhưng vận trù vẫn còn những hạn chế. Hội Nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương tập trung những chiến lược phát triển kinh tế trong thời gian tới là cơ sở quan trọng định hướng nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất cao thông qua các nghị quyết, kết luận của Trung ương; đặc biệt là nhất trí ban hành 3 nghị quyết về: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Đó là những điểm sáng mà Đảng ta tiếp tục tạo ra để đổi mới, để xây dựng đất nước đi đúng hướng. Lý luận về xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hợp lý, có cơ sở rõ ràng. Tuy nhiên, thời gian qua vì nhiều lý do khác nhau nền kinh tế còn chưa có những thành tích nổi bật do đó mà đám rận chủ thường hay tuyên truyền, xuyên tạc về đường lối, chủ trương phát triển kinh tế của đất nước và nhiều người cũng nghi ngờ điều đó.

Sự khó khăn và thăng trầm của nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ nhiều lý do khác nhau. Thừa nhận rằng, lý luận như vậy nhưng đi vào thực tế vận hành thì nền kinh tế của chúng ta còn nhiều hạn chế, thiếu sót như trình độ quản lý, ảnh hưởng cuả công nghệ, chế định của pháp luật chưa theo kịp xu hướng phát triển của kinh tế, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài, những sai sót trong quản lý, điều hành các doanh nghiệp Nhà nước… Những lý do ấy cần khắc phục một cách toàn diện và hiện nay, chúng ta đang làm điều đó rất quyết liệt. Nếu chúng ta xử lý tốt những hạn chế đó, tin tưởng rằng, nền kinh tế sẽ thực sự có những bước nhảy vọt đúng như chúng ta mong muốn.

Thực tế đã chứng minh và Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương tập trung những chiến lược phát triển kinh tế trong thời gian tới cũng đã khẳng định, đướng lối xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương đúng. Nhưng chúng ta đã thực hiện sai ở một số điểm. Chúng ta đã nhìn thẳng, nhìn thật và chỉ ra được những sai sót, khiếm khuyết đó. Với những kế hoạch đã được vạch ra nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể bứt phá mạnh mẽ. Điều đó cho thấy được sự thành công của lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương lần này. Và chúng ta cần áp dụng và triển khai ngay những kết luận trong chương trình Hội nghị vào thực tế đời sống xã hội.
Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương

Dưới đây là những nhóm giải pháp trong kết luận của Hội nghị:
1 - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Cơ quan Kiểm tra của Đảng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng của Nhà nước để kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời và công khai kết quả xử lý tổ chức, cán bộ, đảng viên có vi phạm.

2 - Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng chống tham nhũng, lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Hoàn thiện các quy định để quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thu, chi ngân sách; việc chi tiêu công, nhất là mua sắm và đầu tư công. Hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, đầu tư xây dựng.

3 - Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật...Có quy định cụ thể để điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nghiên cứu ban hành quy định về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Từng bước thực hiện chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức có nguồn thu nhập chủ yếu bằng lương, sống bằng lương và có mức sống khá trong xã hội.

4 - Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội quan tâm. Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với một số lĩnh vực trọng điểm; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, gây lãng phí.

5 - Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong phòng chống tham nhũng, lãng phí. Ban hành quy chế về việc nhân dân giám sát tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Có biện pháp bảo vệ an toàn và kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, đảng viên, người dân dũng cảm tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng, lãng phí và những tập thể, cá nhân có thành tích đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

6 - Đổi mới, nâng cao năng lực của cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và cơ quan thường trực, tham mưu về công tác phòng chống tham nhũng. Ở Trung ương, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Lập lại Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

Ở địa phương, không tổ chức ban chỉ đạo tỉnh, TP về phòng chống tham nhũng. Tỉnh ủy, Thành ủy trực tiếp lãnh đạo công tác phòng chống tham nhũng và có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng khi có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở địa phương. Giao Bộ Chính trị xem xét, quyết định cụ thể việc lập Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy để tham mưu cho cấp ủy về công tác nội chính và công tác phòng chống tham nhũng.

Các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy trực thuộc Trung ương quán triệt Kết luận này đến đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, phù hợp và thiết thực.

HÙNG THUẬN
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét