Mấy ngày qua, trên trang facebook của Việt tân, Nhật ký yêu nước, Thanh niên công giáo,… và một số trang phản động khác có đăng tải hình ảnh Bản nhận định về Luật Tín ngưỡng 2016 của Hội đồng giám mục Việt Nam gửi Quốc hội. Khi nghiên cứu Bản nhận định này, người ta thấy hàng loạt những điểm chưa hợp lý, thể hiện cái nhìn thiếu khách quan về tình hình tôn giáo, nhất là của đạo Công giáo ở Việt Nam thời gian qua của Hội đồng giám mục (nếu những hình ảnh trên là chính xác); cứ khăng khăng đòi tự do tôn giáo một cách tuyệt đối, thiếu sự kiểm soát mà che mờ đi những sự việc đang liên tiếp xảy ra ở giáo phận Vinh thời gian qua.
Nhận định của Hội Đồng Giám mục Việt Nam về luật tín ngưỡng tôn giáo trên trang nấm độc của đám Việt Tân |
- Trước hết, Bản nhận định cho rằng “Trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, có những điệp khúc mơ hồ được lặp lại nhiều lần như “theo quy định của pháp luật”; “chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo” hoặc những khái niệm mơ hồ trừu tượng như “xâm phạm quốc phòng, an ninh”; “xâm phạm chủ quyền quốc gia”…rất dễ bị lạm dụng để quy kết trách nhiệm và lên án các tổ chức tôn giáo khi chính quyền không hài lòng”. Vậy thực sự có hoạt động lợi dụng tôn giáo để chia rẽ dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia hay không? Từ lịch sử dân tộc, từ thực tiễn những gì đang diễn ra ở giáo phận Hà Nội, giáo phận Vinh, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định là có. Từ thời nhà Nguyễn, chúng ta đã thấy những gián điệp đội lốt linh mục, thầy tu để đi khắp nơi thu thập tin tức, dẫn đường cho thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, trong quá trình thực hiện Hiệp định Giơ - ne-vơ, CIA cùng với đội ngũ linh mục dựng lên sự kiện “Thánh tượng Đức Mẹ chảy ra máu ở khóe mắt” để kích động giáo dân giáo xứ miền Bắc di cư vào trong Nam. Và gần đây nhất là những vụ việc phức tạp diễn ra ở giáo phận Vinh do Nguyễn Thái Hợp, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục,… cầm đầu lợi dụng sự cố môi trường biển kích động giáo dân biểu tình gây rối. Nếu xét về chức năng của các linh mục chỉ là chăm lo việc giảng đạo, truyền bá tôn giáo của mình thì những vụ việc trên có phải thực hiện đúng với trách nhiệm của linh mục hay vì những mục đích chính trị xấu xa đằng sau? Nếu Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam chỉ là những linh mục bình thường, sống “tốt đời, đẹp đạo” thì tại sao lại ngồi chung thuyền với những đối tượng phản động Hoàng Đức Bình, Bạch Hồng Quyền, tại sao giám mục Nguyễn Thái Hợp lại tiếp xúc gặp gỡ, nhận tài trợ với các đối tượng chủ chốt trong tổ chức khủng bố Việt Tân? Phải chăng có mối liên hệ gì với những mối quan hệ đó với những gì đã diễn ra ở giáo phận Vinh thời gian qua.
- Thứ hai, Hội đồng giám mục cho rằng: “chính quyền tiêu tốn biết bao tiền của và nhân lực để theo dõi, dò xét và kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo”. Xin thưa rằng, đến nay, theo số liệu thống kê, cả nước đã có 12 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận hoạt động trong khuôn khổ pháp luật (tăng gấp 2 lần so với năm 2006), với hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành, gần 26.000 cơ sở thờ tự và trên 30 triệu tín đồ, chiếm 1/3 dân số cả nước. Vậy, lực lượng công an có thể đủ sức để theo dõi tất cả số đấy không? Xin thưa rằng, họ chỉ chú ý vào những kẻ xấu núp dưới danh nghĩa tôn giáo nhằm kích động người dân, gây rối trật tự, công cộng, chống đối chính quyền như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Thích Quảng Độ,... những kẻ móc nối với lũ phản động bên ngoài chống đối chính quyền, vì danh vì lợi mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại với lợi ích của toàn dân tộc.
- Thứ ba, Bản nhận định cho rằng không nên đánh đồng giữa việc “các tôn giáo đồng hành với dân tộc” và đồng hành với chế độ. Tại sao có sự phân biệt này, khi mà chế độ Nhà nước CHXHCN Việt Nam là chế độ do cả dân tộc Việt Nam lựa chọn từ sau năm 1945 đến nay mà không phải chế độ nửa thực dân nửa phong kiến, chế độ Việt Nam Cộng hòa; chế độ mà hàng triệu chiến sỹ, đồng bào ngã xuống để bảo vệ. Một chế độ mà đem lại hòa bình, cuộc sống ấm no của nhân dân. Trong lịch sử và thực tế, đã có rất nhiều các tôn giáo đã đồng hành cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam, giúp đỡ cách mạng, trong đó có những linh mục tốt sẵn sàng che giấu bảo vệ cán bộ kháng chiến trong thời chiến tranh; chung sức cùng chính quyền chăm lo cộng đồng trong thời kỳ hòa bình. Đồng hành cùng chế độ để mưu cầu cho lợi ích của nhân dân chẳng phải là lời Đức Chúa Giê-su, lời của Thích ca mâu ly dạy các giáo dân, phật tử hay chăng; một lối sống “tốt đời, đẹp đạo, sống phúc âm trong lòng dân tộc”.
Tôn giáo từ trước đến nay luôn là vấn đề nhạy cảm, nên cần những con người có TÂM, THIỆN, ĐỨC. Đừng vì bất kỳ một mưu cầu vụ lợi nào làm xấu đi sự trong sáng, tốt đẹp của tôn giáo
PHÁT THANH PHƯỜNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét