“Chưa khi nào chúng ta làm mạnh và quyết liệt như lúc này”. Đó là cảm nhận và cũng là ý kiến của rất nhiều người khi nói về quyết tâm chính trị và những kết quả trong công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua. Từ sau Đại hội XII của Đảng, đặc biệt sau hội nghị Trung ương 4, rất nhiều những vụ án lớn được đưa ra như vụ Trịnh Xuân Thanh, tập đoàn Dầu khí, Oceanbank và mới đây nhất là kỷ luật một loạt cán bộ. Đó là những kết quả tích cực trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, thể hiện quyết tâm chính trị lớn của Đảng, Nhà nước ta.
Việc Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang) về nước đầu thú sau hơn 10 tháng lẩn trốn chính là minh chứng cho quyết tâm chống tham nhũng không có “vùng cấm” nào của Đảng. Tôi còn nhớ, trong buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Đông Anh (Hà Nội) sáng 6/12/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định quyết tâm bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh để xử lý theo pháp luật. Ông nói: “Trịnh Xuân Thanh chỉ là cán bộ Phó Chủ tịch của một tỉnh thôi nhưng đã ghê gớm, móc ngoặc, dây rợ như thế rồi bỏ trốn đi nước ngoài. Bây giờ chúng ta đã phát lệnh truy nã ra cả quốc tế, phối hợp với các cơ quan của các nước. Tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu”.
Liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh, đến nay đã có 07 cán bộ cao cấp bị xử lý kỷ luật, trong đó có 3 nguyên ủy viên trung ương (gồm 01 nguyên bộ trưởng; 01 nguyên phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; 1 nguyên bí thư Tỉnh ủy) và 2 thứ trưởng đương nhiệm. Cụ thể: Ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương bị kỷ luật bằng hình thức cách hết chức vụ đã từng đảm nhiệm là nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương; ông Trần Lưu Hải, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Trung ương bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, bị kỷ luật cảnh cáo; ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020 bị kỷ luật khiển trách; ông Nguyễn Duy Thăng, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ bị kỷ luật khiển trách; bà Trần Thị Hà, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương bị kỷ luật khiển trách và ông Bùi Cao Tỉnh, nguyên Vụ trưởng, nguyên Trợ lý Trưởng Ban Tổ chức Trung ương bị kỷ luật cảnh cáo.
Việc Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang) về nước đầu thú sau hơn 10 tháng lẩn trốn chính là minh chứng cho quyết tâm chống tham nhũng không có “vùng cấm” nào của Đảng. Tôi còn nhớ, trong buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Đông Anh (Hà Nội) sáng 6/12/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định quyết tâm bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh để xử lý theo pháp luật. Ông nói: “Trịnh Xuân Thanh chỉ là cán bộ Phó Chủ tịch của một tỉnh thôi nhưng đã ghê gớm, móc ngoặc, dây rợ như thế rồi bỏ trốn đi nước ngoài. Bây giờ chúng ta đã phát lệnh truy nã ra cả quốc tế, phối hợp với các cơ quan của các nước. Tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu”.
Liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh, đến nay đã có 07 cán bộ cao cấp bị xử lý kỷ luật, trong đó có 3 nguyên ủy viên trung ương (gồm 01 nguyên bộ trưởng; 01 nguyên phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; 1 nguyên bí thư Tỉnh ủy) và 2 thứ trưởng đương nhiệm. Cụ thể: Ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương bị kỷ luật bằng hình thức cách hết chức vụ đã từng đảm nhiệm là nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương; ông Trần Lưu Hải, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Trung ương bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, bị kỷ luật cảnh cáo; ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020 bị kỷ luật khiển trách; ông Nguyễn Duy Thăng, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ bị kỷ luật khiển trách; bà Trần Thị Hà, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương bị kỷ luật khiển trách và ông Bùi Cao Tỉnh, nguyên Vụ trưởng, nguyên Trợ lý Trưởng Ban Tổ chức Trung ương bị kỷ luật cảnh cáo.
Trịnh Xuân Thanh |
Không chỉ vụ án Trịnh Xuân Thanh được làm rõ và xử lý, những sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) cũng được đưa ra ánh sáng. Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia. Liên quan đến những sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, ông Đinh La Thăng (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN giai đoạn 2009 - 2011) đã bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh vì phải chịu trách nhiệm về những sai phạm của PVN giai đoạn 2009 - 2011.
Còn đó, Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình, Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Oceanbank) bị truy tố về tội tham nhũng, vụ án Trầm Bê. Đến nay, liên quan đến vụ án Trầm Bê, Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với 25 người về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Còn đó, Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình, Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Oceanbank) bị truy tố về tội tham nhũng, vụ án Trầm Bê. Đến nay, liên quan đến vụ án Trầm Bê, Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với 25 người về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn |
Mới nhất, những kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 16 (diễn ra từ ngày 25 - 27/7/2017) về những vi phạm và đề nghị hình thức kỷ luật đối với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và một số cá nhân tiếp tục cho thấy quyết tâm lớn của Đảng trong công cuộc chống giặc “nội xâm” này. Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực, Thủ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, giai đoạn 2011-2016 chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ giai đoạn 2011-2016. Vi phạm Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc cho chủ trương và quyết định về công tác tổ chức, cán bộ; trực tiếp ký bổ nhiệm 32 trường hợp không bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó có trường hợp Vũ Minh Hoàng và Nguyễn Tiến Khoa. Buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để cấp dưới làm trái các quy định về quản lý tài chính, tài sản; để ngoài sổ sách kế toán số tiền trên một trăm tỷ đồng; lập chứng từ khống để rút ngân sách nhà nước và tiền tài trợ, gây thất thoát nghiêm trọng tiền, tài sản của Nhà nước. Vi phạm trong việc chuyển giao hơn hai nghìn m2 đất của Cơ quan Ban Chỉ đạo cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam Bộ…
Ông Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, trực tiếp ký 11 quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Ký ban hành một số văn bản không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; ký văn bản đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ giao đất của Cơ quan Ban Chỉ đạo cho Hội Hỗ trợ người nghèo Tây Nam bộ không đúng quy định…
Đặc biệt, tại kết luận này, Ban Kiểm tra Trung ương đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương…
Tôi rất thích câu nói của Tổng Bí thư “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”, “chống tham nhũng hiện nay đã thành xu thế, thành phong trào” khi nói về cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay. Đúng vậy, chưa khi nào Đảng ta thể hiện quyết tâm, hành động chống tham nhũng mạnh mẽ như vậy.
Chống tham nhũng là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với công cuộc bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và Tổ quốc. Người dân đang rất hy vọng và tin tưởng vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.
Ông Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, trực tiếp ký 11 quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Ký ban hành một số văn bản không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; ký văn bản đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ giao đất của Cơ quan Ban Chỉ đạo cho Hội Hỗ trợ người nghèo Tây Nam bộ không đúng quy định…
Đặc biệt, tại kết luận này, Ban Kiểm tra Trung ương đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương…
Tôi rất thích câu nói của Tổng Bí thư “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”, “chống tham nhũng hiện nay đã thành xu thế, thành phong trào” khi nói về cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay. Đúng vậy, chưa khi nào Đảng ta thể hiện quyết tâm, hành động chống tham nhũng mạnh mẽ như vậy.
Chống tham nhũng là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với công cuộc bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và Tổ quốc. Người dân đang rất hy vọng và tin tưởng vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.
TUẤN PHƯƠNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét