Không phấn khởi và tin tưởng sao được khi liên tiếp trong thời gian gần đây có nhiều vụ đại án tham nhũng được đưa ra xử lý, có nhiều đối tượng nghi vấn tham nhũng lớn được xem xét kỉ luật với nhiều hình thức khác nhau.
Chỉ trong mấy ngày, những thông tin dồn dập được báo chí loan đi liên quan hai giới chức cao cấp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín-Sacombank, ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang bị khởi tố bắt tạm giam về tội “cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa không được chấp nhận cho thôi việc trong quá trình bà Thoa bị xem xét kỷ luật do nghi vấn khối tài sản giá trị lớn của bà bất minh và thông tin nổi cộm nhất là ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau gần một năm trốn sang Đức và xin quy chế tị nạn..
Đấy là chưa kể liên quan tới những câu chuyện mà báo chí phản ánh về dinh cư nọ, biệt phủ kia của cán bộ A, cán bộ B, ủy ban kiểm tra cũng như thanh tra các cấp đều đã vào cuộc làm rõ và sẽ có hình thức xử lý theo kết quả.
Những điều đó nói lên rằng Đảng và Chính phủ đang quyết tâm cao độ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nói như tổng bí thư đó là lò đã nóng.
Chia sẻ về vấn đề này, luật sư Trần Quốc Thuận cho biết:
“Tôi hoan nghênh những vụ án tham nhũng lớn bắt đầu có thể mở ra và việc bắt Trịnh Xuân Thanh về nước và Trầm Bê cùng một số vụ án khác thì có lẽ còn đi vào các mối quan hệ lớn mà từ trước giờ nhiều người mong đưa ra, rằng đứng sau những nhân vật đó là ai? Tại sao những người làm sai thời gian dài như thế mà không xử lý? Theo tinh thần, nghị quyết của Đảng là không chừa người nào, cho dù người đó đang làm việc hay đã nghỉ thì cũng phải xử lý đến nơi đến chốn. Đó là dấu hiệu tích cực”.
Đó cũng là tâm trạng chung của toàn xã hội.
Ấy thế nhưng, riêng đối với các nhà “dân chủ” Việt những người vẫn hay vỗ ngực là vì dân, vì nước thì có vẻ họ lại không thích điều này. Họ lại tìm mọi cách xuyên tạc quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, của tổng bí thư. Luận điểm cơ bản của họ cho rằng đây chẳng qua là trò đấu đá nội bộ, liên quan tới các nhóm lợi ích…
Điển hình cho lối viết này là của các nhà “dân chủ” như Phạm Chí Dũng, Sương Quỳnh…
Ví dụ như bà Sương Quỳnh xuyên tạc.
“Hầu hết những người quan sát về chính trường và nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và những người cầm quyền thì đều cho đây họ chỉ núp danh chống tham nhũng, thực tế đều nghĩ rằng đó là sự đấu đá nội bộ và phe nhóm thôi”
Đúng là với cái lưỡi không xương của các nhà “dân chủ” thì kiểu gì họ cũng nói được. Khi vấn đề tham nhũng nóng thì họ bảo do Đảng, khi Đảng quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng thì họ lại bảo là Đảng đang đấu đá nội bộ.
Đáng lý nếu họ là người vì dân vì nước thì họ phải phấn khởi trước chuyện tham nhũng bị đẩy lùi chứ.
Hay họ sợ Đảng đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng thì Đảng sẽ mạnh lên, và đó không bao giờ là điều họ muốn.
HOÀNG KHOA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét