Chia sẻ dưới đây là của Fb Nguyen Luan từ bài viết của JeffandJamie Yuna: "Hình ảnh của một người đàn ông cứu cá chép trong cơn Bão Harvey ở Houston. Nhìn qua hình ảnh này mà không thể nào không đau lòng cho đất nước Việt Nam, một nơi mà công ty Formosa đã thải chất độc sát hại hàng trăm tấn cá và đã tạo ra không biết bao nhiêu sự đau khổ cho dân 4 tỉnh miền Trung".
Và tác giả của bài viết không quên đặt ra câu hỏi từ câu chuyện trên: "Hơn một năm đã trôi qua, Formosa vẫn còn đó và nhà cầm quyền CSVN và công ty Formosa vẫn chưa làm gì để giải quyết cho biển sạch trở lại và vẫn chửa làm gì để giải quyết cho những sự đau khổ của hàn trăm ngàn gia đình người dân. Hơn nữa trong tương lai sắp tới, Formosa sẽ còn tạo ra hơn 700 tấn chất thãi mỗi ngày khi chính thức vận hành. 700 tấn chất thãi mỗi ngày, một con số thật là khủng khiếp. Tương lai người dân 4 tỉnh miền Trung sẽ đi về đâu, đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam rồi sẽ đi về đâu?".
Phải thú thật là điều được nói ra cũng rất đáng lưu tâm. Và câu chuyện người đàn ông Mỹ kia làm khiến nhiều người cảm động và đó cũng là một bức thông điệp quý giá về bảo vệ môi trường mà đã đến lúc chúng ta nên cùng chung tay để thực hiện!
Nhưng phải thú thật là ngay từ đầu khi theo dõi câu chuyện, tôi đã có một suy nghĩ rằng, đó chỉ là một ví dụ mà ở khu vực đó của nước Mỹ thảm hoạ Formosa hoặc chưa tới hoặc người dân đang cố làm điều gì đó để giới chức nước này có biện pháp xử lý hoặc buộc Formosa phải có những giải pháp môi trường thực sự hữu hiệu, triệt để!
Một vụ nổ nhà máy của Formosa ở Texas năm 2005. Ảnh: Victoriaadvocate |
Bởi, trong bài viết mới đây được trang điện tử Một thế giới đăng tải về hậu quả ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra tại Mỹ khiến nhiều người khi nghe đến phải rùng mình:
"Theo hồ sơ lưu trữ của tiểu bang Texas và Mỹ cho thấy Formosa đã liên tục bị phạt trong nhiều năm vì các hành vi gây ô nhiễm môi trường của họ.
Hồi tháng 5 vừa qua, Ủy ban Chất lượng Môi trường Texas (TCEQ) đã phạt công ty này 209.251 USD sau khi phát hiện một Container chứa đầy ethylene chloride bị rò rỉ.
Năm 2009 Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ đã ra thỏa thuận buộc Formosa phải lắp đặt hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí mới trị giá 10 triệu USD tại nhà máy ở Texas và Louisiana và 2,8 triệu USD tiền phạt dân sự.
Năm 2010, TCEQ phát hiện ra Formosa xả thải một lượng Phenol quá mức quy định ra môi trường thông qua hệ thống xả thải của nhà máy ở Texas. Sau đó các nhà điều tra còn phát hiện ra nhà máy của Formosa xả thải 284.674 gallon (3,78 lít) nước thải chưa qua xử lý ra thẳng Cox Creek.
Với vấn đề Phenol và xả thải chưa qua xử lý, Formosa đã bị phạt 68.600 USD nhưng được hoãn 13.720 USD. Công ty cũng bị phạt 17.970 USD vì xả thải khí độc ra môi trường và cũng được hoãn thi hành án 3.590 USD".
Bài viết cũng chia sẻ, mặc dù "Formosa Plastics luôn trong tầm ngắm của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) từ năm 2004" nhưng đến nay những hậu quả do nó để ra mà một nước lớn, có quyền lực như Mỹ vẫn chưa thể giải quyết nổi. Người nông dân và nhiều giai tầng tại nước Mỹ vẫn đang tiếp tục khởi kiện Formosa".
Nói ra những điều trên, tôi không hề muốn nói tới bất cứ sự so sánh nào, bởi suy cho cùng thì mọi sự so sánh đều khập khiễng và không cần thiết! Đó là chưa nói nước Mỹ hoàn toàn khác Việt Nam, và mình là công dân Việt thì mình nên tự lo cho mình trước khi đi lo cho thiên hạ!
Nhưng chúng ta cũng phải công nhận một thực tế rằng, đã có những sự khó xử trong việc xử lý trách nhiệm của một nhà đầu tư dù nó đã gây ra những hậu quả tồi tệ nhất! Và trong một chừng mực có thể, điều mà cả Mỹ hay Việt Nam đang thực hiện là chung sống với nó thông qua việc kiểm soát, cảnh báo và cả những thông điệp có tính "tối hậu thư" khác, kiểu như Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từng tuyên bố: Sẽ không có lần thứ 2 cho Formosa Hà Tĩnh.
Vậy nên, vì những lẽ đó, tốt nhất chúng ta đừng mải so sánh, đối chiếu bởi không phải điều gì bạn cũng biết, cũng tường minh! Giữ một thái độ thực sự thận trọng và suy xét vấn đề đa diện là điều chúng ta nên làm, và đó mới là phản biện để phát triển, xây dựng!
A.C
0 nhận xét:
Đăng nhận xét