Lữ Khách
Trong thời gian có mặt tại Mỹ để dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean, ngoài tham gia các hoạt động theo sự sắp đặt của ban Tổ chức như thảo luận và đưa ra các quyết sách cuối cùng về các vấn đề được đưa ra tại Hội nghị. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có các cuộc hội kiến với người đồng cấp, nguyên thủ và đại diện trưởng đoàn các nước Asean tham dự Hội nghị. Trong đó, đáng chú ý là cuộc gặp, hội kiến với Tổng thống Mỹ B.Obama. Phản ánh về cuộc gặp này Báo giáo dục Việt Nam cho hay: "Tại cuộc hội kiến kéo dài gần 40 phút, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tổng thống Obama cho biết, Hoa Kỳ đặc biệt quan ngại trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông. ảnh: VGP.
Tại cuộc gặp, Tổng thống Obama thông báo sẽ thăm chính thức Việt Nam vào tháng 5/2016. Tổng thống cho biết sẽ thực hiện chuyến thăm với mong muốn tìm hiểu về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, đồng thời trao đổi về những biện pháp hợp tác cụ thể nhằm duy trì đà tích cực của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam".
Tuy nhiên, điều mà nhiều người trong đó có người viết quan tâm là vấn đề Biển Đông được đề cập như thế nào trong cuộc hội kiến trong một thời gian được cho là đủ để hai bên trao đổi các vấn đề cùng quan tâm? Và cũng xin nói thêm là không phải ngẫu nhiên điều này được quan tâm một cách đặc biệt trong chuyến công du cuối cùng của ông Nguyễn Tấn Dũng với tư cách là Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, sau khi có thông tin cho rằng Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ thay thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng đoàn sang dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean tổ chức tại Mỹ đã xuất hiện những đồn đoán không hay về những câu chuyện 'thâm cung bí sử" trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo đó, nhiều trang tin trong và ngoài nước đã cho rằng việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không được làm trưởng đoàn trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean đồng nghĩa với việc phái đoàn Việt Nam sẽ không quá quyết liệt; thậm chí là sẽ cố tình phớt lờ các chính sách do Mỹ và các nước trong cộng đồng chung Asean đề xuất liên quan vấn đề Biển Đông do sợ bị động chạm với Trung Quốc; rằng "thân Trung Quốc" đang là xu hướng chủ đạo, chi phối hầu hết các đối sách, động thái của Đảng Cộng sản Việt Nam... v..v...(?).
Và những dư luận tương tự vẫn không thôi dừng lại kể cả khi nhiều trang báo chí chính thống trong nước dẫn lời của Bộ Ngoại Giao loan báo việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean. Với một cách suy diễn được cho là hết sức đa dạng và phong phú, những trang tin này lại cho rằng, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ là hệ quả của sức ép từ chính giới Mỹ lên Đảng cộng sản Việt Nam và để duy trì với Mỹ, Đảng Cộng sản Việt Nam mà cụ thể là người đứng đầu Đảng Cộng sản - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng buộc phải thỏa hiệp (?). Ngoài ra, đám người này cũng cho biết, trước khi đi Mỹ, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc gặp riêng với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên trong phái đoàn để quán triệt một số nội dung có tín nguyên tắc, cần phải đạt được trong chuyến đi. Và tất nhiên, cách ứng xử liên quan vấn đề Biển Đông tiếp tục được cho là vấn đề được đề cập đến và các trang tin này dự đoán rằng, dù thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện thì cách ứng xử của phái đoàn Việt Nam về vấn đề Biển Đông sẽ không quyết liệt như mong đợi.... (?)
Tuy nhiên, với những gì được phản ánh từ Hội nghị thì phái đoàn Việt Nam do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không chỉ thể hiện sự quyết liệt, tích cực trong Hội nghị khi bàn về vấn đề an ninh hàng hải, trên Biển và những bất ổn trên Biển Đông. Và trên thực tế, việc Mỹ - Asean đạt được những nguyên tắc về ứng xử trên Biển Đông trong mối tương quan với Trung Quốc có sự đóng góp to lớn của phái đoàn Việt Nam và cá nhân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Riêng tại cuộc gặp, hội kiến với Tổng thống Mỹ B. OBama, thay mặt đoàn Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngoài việc thể hiện tương đối rõ quan điểm, thái độ của Việt Nam "trước tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa thực sự hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không do những hành động đơn phương bồi đắp quy mô lớn các đảo chiếm đóng trái phép và xây dựng trên quy mô lớn các đảo nhân tạo từ những cấu trúc nửa nổi nửa chìm, làm thay đổi nguyên trạng, kể cả việc tăng cường quân sự hóa dưới các hình thức khác nhau" thì đã mạnh dạn đề nghị phía Mỹ "có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hóa ở Biển Đông; tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), sớm thỏa thuận thực chất Bộ Quy tắc về ứng xử COC".
Trên thực tế, chúng ta sẽ không mong đợi các động thái của phái đoàn Việt Nam sẽ phủ nhận và thổi bay những dư luận không hay trước thềm và bên lề Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean, nhất là liên quan vấn đề Biển Đông. Nhưng quả thực với những gì đã diễn ra thì đó là câu trả lời không thể hoàn hảo hơn trước những luận điệu xuyên tạc và cố tình tung tin thất thiệt về hội nghị sau khi Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc và thành công tốt đẹp.
Xin được chia buồn với đám rận chủ khi màn kịch của chúng bị hạ màn một cách chóng vánh!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét