BÙI TÍN LẠI NÓI LÁO VÊ CHUYẾN ĐI THĂM PHÁP CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Ngày 25/3, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thủ đô Paris, bắt đầu thăm chính thức CH Pháp theo lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron. Có thể nói, đây là một trong những hoạt động ngoại giao cực kỳ quan trọng của Việt Nam trong năm nay. Bên cạnh những lợi ích về mặt ngoại giao, kinh tế, việc thăm chính thức Cộng hòa Pháp của đồng chí Tổng Bí thư theo lời mời của Tổng thống nước này vô hình chung là lời công nhận về thể chế chính trị của nước ta. Đó là một sự thành công rất lớn. 

Tuy nhiên, trước sự kiện ấy, Bùi Tín lại tung lên mạng bài viết “Món nợ Nhân quyền dai dẳng, nặng nề” đăng trên Đàn chim Việt cũng như nhiều trang mạng lề trái khác vào đúng ngày 26/3/2018 thực sự như là một nét mới mặc dù bản chất thực sự của nó vẫn là những lời lẽ mang tính xuyên tạc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp ngày 25/3/2018, ảnh: Internet
Theo như bài viết này, Bùi Tín có đề cập rằng: “Vừa qua 3 tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Pháp :- Liên Đòan Quốc tế Nhân quyền FIDH (Fédération Internatioale des Droits de l’Homme), Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam VCHR (Vietnamese Committee Human Rights) và Hội Nhân quyền Pháp Quốc LDH (Ligue des Droits de l’Homme) đã gửi bức thư dài cho tổng thống Pháp E. Macron yêu cầu khẩn thiết ông ‘’hãy đặt ra câu hỏi nóng bỏng về nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc’’, yêu cầu ông ‘’áp lực Việt Nam trả tự do cho các tù chính trị, chấm dứt mọi sách nhiễu, bạo hành của công an đối với các xã hội dân sự, chấm dứt các cuộc đàn áp tôn giáo và hủy bỏ mọi điều luật chống nhân quyền’’”. Những tổ chức được ông này nhắc tên bên trên mới nghe thôi đã thấy sặc mùi chống đối lại Nhà nước Việt Nam. Bởi lẽ, tính chính danh của nó do một đất nước khác không phải Việt Nam công nhận. Hơn nữa, tổ chức này có nhân sự chắc chắn không phải là công dân Việt Nam và đường hướng hoạt động của chúng chắc chắn là chống phá Việt Nam tận cùng. Sở dĩ có nhận xét đó là do những yêu cầu quá quắt không thể chấp nhận của chúng. Nếu bản thân những tổ chức này được lập ra để đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền thực sự mà không có động cơ chính trị nào khác thì đã không có thủ đoạn mượn tay Tổng thống Pháp để gây áp lực lên Việt Nam theo kiểu như vậy. Nó gây phương hại rất lớn đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong khi những đối tượng đã bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, xử lý như những kẻ được nêu tên trong bài viết của Bùi Tín đều đã được điều tra và có những chứng cứ xác thực chứng minh. Điều đó là không cần phải bàn cãi, cớ sao lại nhân danh tiến bộ, dân chủ, nhân quyền yêu cầu một nước khác can thiệp vào Việt Nam như vậy? Đó có phải là lòng yêu nước hả ông Bùi Tín?

Mặt khác, một lần nữa bài viết nêu trên của ông Bùi Tín lại nói về vụ Trịnh Xuân Thanh với lời lẽ hết sức xuyên tạc khi cho rằng cơ quan chức năng bắt cóc họ Trịnh để mang từ Đức về Việt Nam. Tác giả tạm chưa khẳng định ông Bùi Tín đưa ra sự kiện trên nhằm mục đích gì nhưng chắc chắn không phải là mục đích tốt đẹp. Bởi lẽ, đây là đối tượng có hành vi phạm tội ở Việt Nam, trốn ra nước ngoài, một kẻ “cù bất, cù bơ” trốn khỏi đất nước Việt Nam và hiện nay không còn Quốc tịch Việt Nam nữa có tư cách gì mà phán xét ở đây? Ngoài ra, những thông tin mà ông đăng tải trên các bài viết của mình không chỉ bài viết này liệu đã chính xác và khách quan hay ông đang dùng sở trường của mình dùng thủ pháp ngôn ngữ để đem đến cho người đọc sự tò mò và nghi kỵ? Thử hỏi một người yêu nước thực sự như trong chính tuyên ngôn của mình trên cộng đồng mạng liệu rằng sẽ có những hành vi gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc như vậy?

Chúng ta đều thấy rằng, ông Bùi Tín này có thành kiến với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ rất lâu chứ không chỉ là ngày một ngày hai. Tuy nhiên, việc có thành kiến, thù địch rồi đem ra nói xấu, xuyên tạc nó khác hẳn việc nhân danh đạo đức, nhân danh cái tốt rồi phán xé, tự cho mình là thanh cao, yêu nước. Đó quả thực là sự vô đạo đức.

CHÕNG TRE

Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét