Căng thẳng vấn đề người nhập cư ở Đức - giá trị của sự ổn định!

Chảnh


Năm 2015 qua đi với hàng loạt những biến động sâu sắc trong tình hình chính trị trên thế giới, đặc biệt là nạn khủng bố và cuộc khủng hoảng nhập cư ở Châu Âu. Trong số các quốc gia ở Lục địa già, Đức là nước có một chính sách "nhân văn" nhất với người nhập cư đến từ bên kia bờ Địa Trung Hải.

Đã có những thời điểm số lượng người nhập cư được tiếp nhận tại Đức chạm ngưỡng 800.000 người. Đây rõ ràng là một con số không hề nhỏ, một bài toán nan giải đối với những chính sách an sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp và vấn đề việc làm đối với chính phủ Đức.
Thủ tướng Angela Merkel rất được lòng cộng đồng quốc tế vì những chính sách mở cửa với người nhập cư
Rất nhiều ý kiến phân tích, bàn luận đã được đưa ra về vấn đề nhập cư và sự "thông thoáng" với người nhập ở quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trong liên minh Châu Âu - EU này. Người thì tán thành quan điểm, chủ trương của Thủ tướng Angela Merkel; người thì không đồng tình với những chính sách đó, họ lo ngại cho sự bất ổn cả về kinh tế và chính trị không chỉ ở Đức mà ở toàn Châu Âu.

Nước Đức có cần người nhập cư?


Thứ nhất, Đức đã soán ngôi của Nhật Bản để trở thành nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Có nghĩa là trong tương lai gần họ sẽ gặp vấn đề về cơ cấu dân số với lượng người trong độ tuổi lao động sẽ gặp khủng hoảng. Dân số già đồng nghĩa với sự kìm hãm phát triển kinh tế, chi phí phúc lợi xã hội cho người già sẽ cao hơn... Trước khi cuộc khủng hoảng di cư "đem" người lao động tới Đức, chính phủ Đức đã từng áp dụng hệ thống “thẻ xanh” cho những công dân không thuộc Liên minh Châu Âu (EU) nếu họ muốn sống và làm việc tại Đức để mời gọi người lao động vì theo những tính toán, mỗi năm quốc gia này cần bổ sung tới vài trăm nghìn người lao động (300 - 400 nghìn người). 

Thứ hai, vấn đề thuế. Trong tâm bão dư luận khi vấn đề nhập cư thực sự trở thành khủng hoảng tại Đức nói riêng và Châu Âu nói chung, Thủ tướng Đức Angela Merkel từng cam kết, Chính phủ sẽ chi thêm 6 tỷ euro cho ngân quỹ trung ương và các địa phương để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người tị nạn. 

Với nhiều người đây có thể là một bài toán khó, nhưng thực tế không phải vậy. Con số trên sẽ chẳng là gì nếu mọi người biết rằng hằng năm số tiền thuế mà hơn 6 triệu người nước ngoài đóng cho chính phủ Đức cao hơn nhiều so với khoảng 22 tỷ euro mà họ được trợ giúp khi mới đến đây.

Không thể phủ nhận những công lao và những đóng góp của chính phủ Đức mà cụ thể là Bà Angela Merkel về việc "giang tay" giúp những người tỵ nạn ở Trung Đông, Bắc Phi, giải cứu sự bất ổn của thế giới. Nhưng, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, trong vấn đề này người Đức đã đi một nước cờ cao tay để vừa nâng cao vị thế của mình vừa giải quyết, tháo gỡ được những khó khăn trong nước.

Tuy nhiên, có những thứ nằm ngoài sự tính toán của Chính phủ Đức, đó là sự xung đột về văn hóa, sắc tộc giữa những người chủ trương chống đạo Hồi, kìm hãm sự phát triển đạo Hồi ở Châu Âu - phong trào Pegida và người nhập cư vốn đa phần là tín đồ Hồi giáo. 

Sự căng thẳng càng trở nên tột độ khi trong đêm giao thừa chào đón năm mới 2016, tại thành phố Cologne hơn 1.000 người đàn ông, trong đó có nhiều người được mô tả là người Arab và Bắc Phi đã tham gia vào một loạt vụ tấn công, trộm cướp và quấy rối tình dục phụ nữ. Cụ thể, có tới gần 400 người thông báo báo đã bị tấn công, quấy rối và cướp bóc ở trước Nhà ga trung tâm Koln, trong đó có khoảng 40% trường hợp là bị quấy rối tình dục. 

Sự kiện trên đã gây nên sự bàng hoàng trong dư luận, rất nhiều ý kiến tranh cãi được đưa ra về vấn đề trừng phạt nghiêm minh với những kẻ gây rối, trục xuất người nhập cư về nước. Thậm chí, tại thành phố Cologne hàng loạt vụ biểu tình đã xảy ra, kéo theo sự xung đột giữa cảnh sát và đám đông người biểu tình gây nên những tình trạng hỗn loạn. Bên cạnh đó, một nhóm côn đồ đã tập hợp nhau thông qua mạng xã hội để lên kế hoạch “săn lùng” và tấn công trả thù người nhập cư nước ngoài tại Cologne. Được biết, đã có 2 trong số 7 người tị nạn phải nhập viện, tuy không nguy hiểm đến tính mạng.
Cảnh sát Pháp phải dùng đến vòi rồng để giải tán đám đông biểu tình tại tp Cologne
Trước tình hình căng thẳng này, Thủ tướng Đức đã phải tuyên bố cho rằng các vụ tấn công hàng loạt nhằm vào 120 phụ nữ tại Cologne là các hành vi phạm tội cần phải bị xử lý thích đáng. Bà nhấn mạnh các vụ tấn công này đang đặt ra những thách thức và nhiệm vụ mới cần được giải quyết triệt để...

Chắc chắn, những rắc rối sẽ được tháo gỡ, sự, căng thẳng sẽ được giải quyết, nhưng là khi nào thì chúng ta cần phải chờ. Chờ đợi và hi vọng! Thế mới biết giá trị của sự ổn định chính trị quý giá như thế nào. Về điều này, chắc hẳn sẽ làm bạn liên tưởng đến Việt Nam chúng ta vì chắc chả có nơi nào trên thế giới lại yên bình, ổn định như ở nước ta. 
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét