SAO LẠI GẮN SINH MỆNH DÂN TỘC VỚI MỘT SINH VẬT

Yên Thành

Với người Việt Nam, cụ Rùa Hồ Gươm là một biểu tượng thiêng liêng từ hàng trăm năm nay, đặc biệt câu chuyện cụ rùa gắn liền truyền thuyết trao trả gươm báu sau khi Lê Lợi đánh tan quân xâm lược. Đó là câu chuyện nhắc nhở chúng ta về tinh thần hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Cụ Rùa ra đi hôm nay, với mỗi bản thân chúng ta, thật là một việc đáng buồn, đáng tiếc và cũng thật đáng lên tiếng! Mỗi người đón nhận tin cụ ra đi ở một cái nhìn khác nhau, nhưng nếu lấy điều đó để bôi nhọ Đảng, nói xấu Đại Hội Đảng, cho rằng sự ra đi của cụ là điềm xấu cho đất nước thì thật đáng lên án. Tôi tự hỏi, tại sao mỗi bản thân chúng ta không tự nghĩ lại phần trách nhiệm của mình về việc ra đi của Cụ, mà lại hùa nhau lại cho đó là “điềm gở”, hùa nhau với lũ dân chủ xấu xa ngày đêm mong muốn dân tộc này lụi tàn, tổ quốc này vong diệt.

Cụ Rùa chết bởi vì cụ chả thoát khỏi quy luật “Có sinh, có diệt, có ra đời và cũng có ra đi”. Chuyện đó là hết sức bình thường, có sinh vật nào ko chết? Nếu theo như câu chuyện mà lịch sử để lại, thì cụ đã có khi Lê Lợi bắt đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tức là từ năm 1418 và đến nay, nó cũng đã gần 600 năm có lẻ. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thì loài Rùa có tuổi thọ cao nhất được biết đến trên thế giới đó là rùa Harriet đã sống 175 năm và đã chết vào năm 2006. Và nếu vậy, có lẽ câu chuyện lịch sử để lại chỉ là câu chuyện mang tính giáo dục truyền thống cho các thế hệ của đất nước, và hẳn đó là cụ rùa không có thật, hay là một cụ rùa khác đã ra đi cách đây hàng trăm năm rồi. Vậy chúng ta, những người được giáo dục trong một đất nước phát triển từng ngày, lại có thể tin vào lũ bán nước mà cho rằng cụ Rùa ở Hồ Gươm mà chết thì đất nước suy vong, từ khi nào chúng ta lại gán vận mệnh của đất nước vào sự sống của loài vật có cuộc sống giới hạn? Trộm nghĩ, vào thời đại ngày nay mà chúng ta vẫn còn tin vào những điều mê tín phản khoa học đó thì sự suy vong còn nhanh đến hơn bất kỳ điều gì khác. Bài học lịch sử cay đắng còn đó, cũng chỉ vì mê tín, tin mù quáng vào những điều được coi là điềm báo mà vào thời nhà Nguyễn, một mỏ than lộ thiên nổi lên thì họ lại đồn đại là vật thiên do trời ban nên cứ xì sụp khấn vái, bỏ ngoài tai lời nói của những người cấp tiến rằng đó là một mỏ than, để rồi sau đó Pháp đã khai thác và chở hết về nước coi như là công sức họ khai phá.

Vậy Cụ chết, chúng ta có lỗi không? 

Tôi xin khẳng định là có, ít nhất là những người một lần được đến Hồ Gươm, được tham gia các lễ hội đường phố tổ chức tại đây, được yêu, được ôm ấp, được “gửi tình yêu vào đất” và được xả rác bừa bãi xung quanh hồ, dưới lòng hồ. Và tất tần tật ý thức kém cỏi đó của chúng ta đã làm cho môi trường sống của Cụ Rùa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó cũng là lý do tại sao tần xuất cụ nổi lên ngày một nhiều. Lỗi của chúng ta, nên chúng ta đừng đổ lỗi cho ai cả, và cũng đừng vin vào đó để phá hoại dân tộc này, đừng vin vào đó để hú họa cho lũ bán nước bẩn thỉu. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến câu thơ ví von của một người bạn:

"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực"
Dưới hồ có Rùa Cụ
Vừa phát tang chiều qua...

Thôi thì Cụ đã già
Chết cũng là hợp lẽ
Ai mà rồi chẳng thế
Sinh - lão - bệnh - tử mà!

Chúng ta, những người có lương tâm và trách nhiệm, những người luôn tự coi mình là tri thức, hãy ngước ra thế giới, hãy nhìn lại bản thân mình để làm điều gì đó cho đất nước phát triển. Đừng ngồi đó, để mỗi lần có chuyện nhỏ to, lại hù nhau với lũ dân chủ giả cầy gây hoang mang trong dân chúng. Đời này, còn ai tin vận mệnh quốc gia lại gắn liền với sự sinh tử của một loài sinh vật nữa!
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét