"THI RẬN" (Gửi tên bồi bút Râu bể tang thương)

Gà tre

Hôm nay “nhân lúc nông nhàn” táy máy món đồ cổ hp compaq mong muốn tìm kiếm đôi ba trò tiêu khiển giết thời gian. Lướt qua, lướt lại mấy cái trang web không hiểu ma đưa lối, quỷ dẫn đường thế nào khiến tôi phải dừng lại vì không nhịn nổi cười ở một bài viết có tiêu đề “Hồ Chí Minh thừa nhận có phụ nữ bên cạnh” của tên bồi bút “Râu bể tang thương”. 

Mới nghe cái tít giật đùng đùng cứ tưởng bên trong sẽ chứa đựng nội dung gì hoành tráng lắm, không ngờ đọc đến đâu thì tôi lại càng cười phá lên đến đó. Cái lối lập luận thô kệch đến ngớ ngẫn của tên bồi bút chẳng khác gì đứa trẻ lên ba. Để chứng minh cho cái lập luận “viễn tưởng” của mình tên bồi bút đã “tỏ ra nguy hiểm” thao thao bất tuyệt, đông tây kim cổ trích dẫn hàng tràng dài những bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đó có bài “Cảnh rừng Việt Bắc” là được y trích dẫn đầy đủ.

Đọc bài thơ ta thấy hiện lên hình ảnh của bậc thành nhân mà nhưng rất đỗi bình dị. Một tư thế ung dung thư thái của một nhà thơ hiền triết, có phảng phất như phong thái của những bậc vĩ nhân xưa: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Nhân Tông… Cái ung dung thư thái, hồn thơ như hoà hợp với thiên nhiên qua từng âm thanh, từng món ăn bình dị… Từng lời thơ, từng ý thơ là một bức tranh hữu tình hòa quyện giữa thiên nhiên với tâm hồn con người. Và nếu như không phải bậc thanh nhân thì không thể có được cái phong thái đơn giản nhưng thanh cao đó. Dù trong bối cảnh bộn bề công việc lúc đó nhưng Bác Hồ vẫn tự tạo ra cho mình những phút giây nghỉ ngơi “siêu phàm” để đầu óc được minh mẫn, thông thái hơn. Có như vậy mới đưa ra được những chiến lược, những chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn cho cách mạng. Nó đâu có thô thiển, tục tĩu giống với suy nghĩ của tên “thi rận” ngớ ngẩn kia. 
Những lý ngớ ngẩn của tên bồi bút "râu bể tang thương" trên Dân làm báo
Có thể nói, qua những lời lẽ của tên bồi bút này dù không khai nhưng chúng ta có thể thấy rõ bộ mặt thật của hắn với một cái đầu chứa “toàn cám lợn”. Một kẻ dám mang danh “thi rận” nhưng thực tế lại có lối suy nghĩ thô thiển, tục tĩu của một tên chỉ biết “chém to, kho mặn” ra bình thơ. Sống ở đời mà không biết mình là ai nhiều lúc nghĩ cũng “đáng thương” hơn “đáng chửi”, và tên bồi bút “Râu bể tang thương”. Ngẫm đi, ngẫm lại cũng không biết nên khuyên bảo y thế nào, thôi đành mượn ý người đời tặng tên bồi bút đôi câu để cùng cười và suy ngẫm: ”Mang đàn mà gảy tai trâu, hếch mõm lên cười ... hiểu gì đâu”.




Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét