Chủ nghĩa xét lại là trào lưu tư tưởng chính trị thù địch với lợi ích chung của dân tộc Việt Nam. Về thực chất, chủ nghĩa xét lại là một biến tướng của chủ nghĩa cơ hội của một số kẻ nhân danh dân chủ, trí thức mà đứng sau vẫn là các thế lực tư bản thù địch. Nguồn gốc của chủ nghĩa xét lại là chủ nghĩa đế quốc đã điều chỉnh thích nghi, đồng thời sử dụng các thủ đoạn như mua chuộc lôi kéo những thành phần thoái hóa, biến chất trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là những kẻ hám lợi dễ bị dẫn dắt bởi lợi ích vật chất. Chủ nghĩa xét lại xuất hiện còn do trong hàng ngũ những người cách mạng có nhứng phần tử phản bội, không vững vàng, không đủ khả năng nhận thức đúng những hiện tượng mới của thực tại.
Vài năm trở lại đây, một số đối tượng xấu đòi “xét lại” nhiều vấn đề đã được khẳng định rõ ràng trong lịch sử, đặc biệt là những cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Nối tiếp phong trào bẩn thỉu “xét lại”, một số đối tượng đòi xét lại về ngày 30/4, ngày mà toàn dân tộc Việt Nam đều ăn mừng thắng lợi trước giặc ngoại xâm và đập tan chế độ tay sai Ngụy quyền. Việc xét lại này nhằm hướng lái dư luận có cái nhìn lệch lạc về sự kiện trọng đại này, cổ xúy cho thế lực xâm lược, phủ nhận ý nghĩa của đại thắng 30/4/1975.
Một kẻ ngoại đạo về chính trị như bác sĩ Võ Xuân Sơn chưa hiểu hết về lịch sử nhưng cũng a dua tuyên truyền cùng bọn dân chủ: “Đạo đức xã hội băng hoại, đất nước bị chia rẽ sâu sắc, xã hội ngày càng mất ổn định, những kẻ trong bộ máy cầm quyền càng ngày càng tham lam, độc ác, người dân càng ngày càng cảm thấy bế tắc, hoang mang”, “Cái giá mà chúng ta phải trả cho thống nhất đất nước thật sự là quá đắt. Đấy là chưa kể, chúng ta đang trở thành những kẻ làm thuê rẻ mạt, đang bị chính những kẻ ‘không yêu nước bằng chúng ta’ sai khiến, bóc lột”.
Hay như tiến sĩ rởm Nguyễn Xuân Diện cũng bày trò bàn luận, nói xấu về nước nhà nhằm trục lợi: “Họ hy sinh xương máu như vậy là để phấn đấu cho một đất nước giang sơn liền một dải, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, tiến kịp các nước. Nhưng cung cách quản lý, điều hành đất nước của nhà cầm quyền hiện nay khiến họ buồn quá. Phản ứng đó là không phải là với quá khứ của cuộc chiến, mà đấy là sự phản ứng của người trí thức từng tham gia cuộc chiến đối với cách điều hành và lãnh đạo đất nước của nhà cầm quyền hiện tại”.
Tất cả mọi thông tin về sự kiện 30/4/1975 đều đã được kiểm chứng ở cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ. Chỉ có những kẻ dân chủ rởm đứng ở giữa đòi “xét lại” vấn đề nhằm trục lợi và xuyên tạc làm sai lệch lịch sử Việt Nam. Dù có bày trò xét lại nhiều lần đi chăng nữa thì ý nghĩa của đại thắng 30/4 luôn được cả dân tộc Việt Nam ghi nhận và mãi mãi biết ơn những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, và cũng không thể phủ nhận được sự hèn nhác, yếu kém, tàn bạo của chế độ tay sai cho giặc Ngụy quyền tại miền Nam Việt Nam.
Chủ nghĩa “xét lại” chỉ xuất phát từ những kẻ tay sai cho thế lực thù địch, những thành phần đi ngược lại với lợi ích phát triển của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, phong trào đòi “xét lại” chủ yếu xuất phát từ một số thành phần thoái hóa và không được thừa nhận rộng rãi. Việc đòi xét lại về ngày 30/4 là hoạt động ngu dốt nhất của đám dân chủ bởi sự kiện này đã quá rõ ràng, không thể xuyên tạc được.
TRÚC SINH
0 nhận xét:
Đăng nhận xét