THẦY PHÁN HÀ VŨ



Vợ chồng Cù Huy Hà Vũ tại Mỹ

Lâu lâu không thấy xuất hiện trên các diễn đàn “chống đất nước”, cứ tưởng Vũ “bệu” (Cù Huy Hà Vũ) đã “rửa tay gác kiếm”, “cải tà quy chính”, thế nhưng hôm nay vào trang Ba Sàm thấy có bài viết của Vũ với tiêu đề“Chính quyền loại những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử khỏi danh sách ứng cử ĐBQH là vi hiến”. Đọc xong bài viết mà thấy “ói”.

Vẫn với cái giọng điệu quen thuộc, luôn tỏ vẻ hiểu luật nhưng thực chất Vũ vẫn như ngày nào, thích “giở” luật những chẳng hiểu gì về luật.

Vũ lập luận, “Hội nghị cử tri chỉ là nơi người ứng cử ĐBQH vận động bầu cử đồng nghĩa kết quả lấy tín nhiệm đối với ứng cử viên (bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín) hoàn toàn chỉ mang giá trị tham khảo, như kết quả thăm dò dư luận rất thịnh hành ở các nước dân chủ phương Tây, chứ tuyệt nhiên không phải là “cuộc bầu cử sớm” đối với ứng cử viên”.

Chính vì vậy, “dù kết quả lấy tín nhiệm đối với ứng cử viên ĐBQH tại hội nghị cử tri chỉ có giá trị tham khảo đối với hội nghị hiệp thương thì hội nghị hiệp thương cũng không có quyền loại người tự ứng cử khỏi danh sách ứng cử ĐBQH”.

Vũ dẫn tiếp, căn cứ Điều 14 Hiến pháp năm 2013 “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”; Điều 37 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND) quy định về “Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” như sau: “1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; 2. Người đang bị khởi tố bị can; 3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; 4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; 5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.

Trên cơ sở đó, Vũ kết luận, nếu không thuộc trường hợp bị cấm theo Điều 37 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND thì mọi công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử (bao gồm quyền tự ứng cử) ĐBQH đồng nghĩa việc không đưa họ vào danh sách ứng cử ĐBQH bất kể lý do gì là vi hiến. Vì thế, việc hội nghị hiệp thương loại những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ra khỏi danh sách ứng cử ĐBQH là vi hiến!

Xin nói với Cù Huy Hà Vũ rằng, đúng là mọi công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử ĐBQH và Hiến pháp Việt Nam quy định, quyền con người chỉ bị hạn chế có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết. Điều đó không có gì là sai. Nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo những quyền cơ bản đó với bất kỳ công dân nào, kể cả những người “đấu tranh dân chủ” theo cách hiểu của Cù Huy Hà Vũ.

Các nhà “đấu tranh dân chủ” kia đã thực hiện quyền ứng cử ĐBQH mà không hề bị pháp luật ngăn cấm. Họ cũng không bị Nhà nước hạn chế quyền công dân. Còn việc tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, cũng như tổ chức các vòng hiệp thương là quy định bắt buộc của Luật Bầu cử.

Điều 38, 43, 48 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã quy định cụ thể về hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba ở trung ương. Trong khi đó, Điều 39, Điều 44, Điều 49 Luật này cũng quy định về hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Khoản 2, Điều 56 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định: “Hội nghị hiệp thương lần thứ ba căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân”.

Trong khi đó, Khoản 4, Điều 54 (Hội nghị cử tri) cũng quy định: “Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị”.

Như vậy, rõ ràng việc những người tự ứng cử không được cử tri tín nhiệm, không được hội nghị hiệp thương thông qua là ý kiến của tập thể, không phải của một cá nhân nào. Đó là điều được pháp luật thừa nhận. Vậy, xin hỏi Cù Huy Hà Vũ là có vi hiến trong trường hợp này hay không?

Nếu có thắc mắc rằng tại tao những ứng cử viên tự do trong “phong trào ứng cử độc lập” không thể có tên trong danh sách bầu cử đại biểu Quốc hội thì Cù Huy Hà Vũ hãy đọc cho kỹ các tiêu chuẩn của ĐBQH quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội. Đó là:

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
GIÓ

Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét