Càng gần đến ngày chuẩn bị diễn ra bầu cử hoạt động chống phá của những đối tượng này lại càng được tiến hành một cách ráo riết, quyết liệt. Họ tìm mọi cách để làm cho cuộc bầu cử đó không diễn ra được, hoặc nếu diễn ra thì không đúng như kế hoạch. Thậm chí nếu được, họ còn tìm cách đưa người của mình vào danh sách bầu cử và nếu “may mắn” có thể trúng cử, trở thành đại biểu Quốc hội, khi đó sẽ có cơ hội “phá hoại từ bên trong”, làm suy yếu nội bộ, tiến tới thực hiện mưu đồ chính trị của mình.
Chính vì vậy, sau khi “trưởng lão” zân chủ Nguyễn Quang A phát động “Phong trào ứng cử độc lập” ngay lập tức đám zân chủ quốc nội và hải ngoại đã thi nhau hưởng ứng. Cho đến nay, đã có trên dưới chục anh em zân chủ hưởng ứng lời kêu gọi đó của Nguyễn Quang A tham gia “phong trào tự ứng cử” như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Công Vượng, Nguyễn Trung Lĩnh, Nguyễn Thúy Hạnh, Võ An Đôn, Nguyễn Cảnh Bình...
Bằng nhiều cách thức khác nhau, những người này đã nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hội đồng bầu cử nơi cư trú. Tuy nhiên, có một điểm lưu ý rằng, hầu hết trong số họ khi chính quyền địa phương nhận xét vào bản lý lịch tự ứng cử đều có chung một nhận xét rằng “không tham gia bất kỳ tổ chức chính trị xã hội nào của địa phương”, “không chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước”, “nhiều lần vi phạm pháp luật”...
Một điểm đáng lưu ý nữa đó là động cơ, mục đích của những người này khi tự ứng cử đại biểu Quốc hội cũng chẳng lấy làm tốt đẹp. Nếu như “trưởng lão” Nguyễn Quang A công khai động cơ, mục đích của mình khi tự ứng cử đại biểu Quốc hội là để “tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14”, cũng như để cho “đỡ buồn” (theo lời vợ Nguyễn Quang A), thì Nguyễn Công Vượng (Vượng râu) lại ứng cử để cho vui “được thì vui mà không được cũng vui”.
Vậy thì, thử hỏi họ tham gia tự ứng cử có phải để được đại diện cho nhân dân, phụng sự đất nước hay để đánh bóng tên tuổi, để tẩy chay cuộc bầu cử này?
Chẳng thế mà dường như để cổ vũ, ca ngợi cho đám zân chủ quốc nội với “phong trào tự ứng cử”, Nguyễn Gia Kiểng (một kẻ chống phá Nhà nước có thâm niên) đã nói rằng: "Nếu chúng ta nhìn những cuộc đấu tranh cho dân chủ và đã thành công thì chúng ta sẽ thấy rằng các cuộc đấu tranh này đều xảy ra ngoài quốc hội, tạo áp lực buộc chính quyền phải nhượng bộ, dẹp bỏ quốc hội bù nhìn và chấp nhận bầu cử một quốc hội khác theo phương thức bầu cử tự do."
Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Gia Kiểng còn cố tình xuyên tạc rằng “Theo tôi nghĩ cái gọi là cuộc bầu cử quốc hội lần này cũng giống như những cuộc bầu cử trước thôi. Tức là nó chỉ là một việc nội bộ của Đảng Cộng Sản... Đây không phải là một cuộc bầu cử mà chỉ là một cuộc đảng cử thôi”.
Xin nhắc lại với ông Nguyễn Gia Kiểng và đám zân chủ rằng, chẳng phải ở Việt Nam mà dường như trên tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả những nước thực hiện chế độ đa đảng, những nước vốn được xem là “thiên đường dân chủ” như Mỹ thì đảng nào giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử thì đảng đó sẽ nắm đa số ghế trong quốc hội. Nói cách khác, những chức vụ quan trọng nhất của bộ máy nhà nước đều do đảng cầm quyền nắm giữ.
Nói thế để thấy rằng, ở Việt Nam, ngoài những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người tham gia Quốc hội là đảng viên Đảng Cộng sản, thì Quốc hội Việt Nam hiện tại cũng không ít đại biểu Quốc hội là các tầng lớp nhân dân khác ngoài Đảng Cộng sản. Điều đó cho thấy rằng, đâu chỉ có Đảng viên Đảng Cộng sản mới được tham gia Quốc hội như những gì mà Nguyễn Gia Kiểng tuyên truyền.
Vì thế, suy cho cùng trò “tự ứng cử” hay tìm cách tuyên truyền xuyên tạc về cuộc bầu cử Quốc hội lần này như Nguyễn Gia Kiểng và một số zân chủ quốc nội, hải ngoại đang thực hiện cũng chỉ là trò “tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 mà thôi”.
GIÓ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét