Ngày 10/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố bản phúc trình tự do tôn giáo quốc tế năm 2015 trong đó có nhiều nội dung nói đến Việt Nam. Tuy nhiên, những nội dung này lại không hoàn toàn đúng sự thật, trích dẫn thông tin thiếu chính xác và chưa được kiểm tra kỹ lưỡng.
Theo bản báo cáo, hiện tại chính phủ Việt Nam đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo, 36 trong số này được công nhận hoàn toàn. Các tổ chức tôn giáo được công nhận này xuất phát từ 14 tôn giáo được nhà nước ghi nhận, gồm Phật giáo Hồi giáo, Công giáo, Tin Lành, Mormon, Hòa Hảo, Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội, Tứ Ân Hiếu nghĩa, Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo Tam Tông Miếu và đạo Bà La Môn.
Một số đối tượng tôn giáo cực đoan, ấu trĩ |
Tuy nhiên, khi nói về những tôn giáo chưa được công nhận hoặc bị nước ta cấm bởi đó là những “tà đạo”, không giúp con người theo con đường hướng thiện,tốt đẹp lên mà nói dẫn dắt con người theo lối sống kỳ dị, tách rời với cộng đồng, một số tà đạo còn mạng đậm dấu ấn phá hoại đất nước. Bản báo cáo đã đưa những thông tin sai lệch về việc này như “Một số trường hợp cụ thể được nêu ra trong Phúc trình bao gồm việc đàn áp nhóm tôn giáo Dương Văn Minh, hay trường hợp mục sư Nguyễn Hồng Quang có tin nói là đã bị cảnh sát lùng sục nhà trong dịp Tết hay bị “khoảng 20 cá nhân mặc thường phục đánh” hồi tháng Ba”.
Ngoài ra, Phúc trình còn nói tới việc giám sát của giới chức trách, ngăn chặn đi lại, gặp gỡ với một số các lãnh đạo tôn giáo như trường hợp Hòa thượng Thích Quảng Độ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Linh mục Công giáo Phan Văn Lợi ở Huế, mục sư Phạm Đình Nhân ở thành phố Hồ Chí Minh.v.v.
Đọc bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ có thể thấy trình độ non nớt, yếu kém trong việc điều tra, lấy số liệu và nắm tình hình. Hầu như trong toàn bộ bản báo cáo đều đưa ra những thông tin hay từ ngữ hết sức mơ hồ, mang tính chung chung như “có tin nói là”, “có thông tin là”…Những kiểu phát ngôn như này chỉ mang tính chất phỏng đoán. Điều này là không nên có trong một bản báo cáo lớn của một cường quốc như Hoa Kỳ.
Tuy có nhiều điểm mơ hồ, thiếu thông tin chính xác như vậy nhưng giới chức của Hoa Kỳ là đưa ra những lời kêu gọi, đề nghị chính quyền nước ta như thể cho rằng các thông tin đó là đúng sự thật: “Đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ thúc giục giới chức trách cho phép tất cả các nhóm tôn giáo được hoạt động tự do, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Tin Lành và các nhà thờ Công giáo, và các nhóm tôn giáo độc lập Hòa Hảo và Cao Đài; tìm cách có được tự do hơn cho các nhóm tôn giáo đã được công nhận; và kêu gọi chấm dứt những hạn chế và sách nhiễm đối với các nhóm chưa đăng ký”.
Ngay sau khi Mỹ công bố bản báo cáo trên với những thông tin sai sự thật, trích dẫn không chính xác thì Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nêu rõ: “Việt Nam ghi nhận một số điều chỉnh trong Báo cáo tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2015 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ so với các Báo cáo trước đây, song đáng tiếc, Báo cáo vẫn tiếp tục đưa ra một số đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam”.
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Chính điều này đã tạo nên một đời sống tôn giáo, tín ngưỡng hết sức phong phú, sinh động ở Việt Nam.
Bản báo cáo tự do tôn giáo của Mỹ đã tham khảo thông tin không chính xác từ các tổ chức phi chính phủ như Freedom house, Human Right Watch,…những tổ chưc này thường xuyên đưa ra những phát ngôn, nhận xét mang tính phỏng đoán, thiếu thông tin thực tế và đã bị nhiều quốc gia lên tiếng chỉ trích. Một quốc gia lớn, uy tín như Hoa Kỳ thì nên cẩn trọng trong việc đưa ra những tuyên bố, báo cáo, cần cập nhật thông tin chính thống và thực tế hơn nữa. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nên sửa lại những thông tin không chính xác để hoàn thiện hơn nữa bản báo cáo.
Công Lý
0 nhận xét:
Đăng nhận xét