Dải đất chữ S Việt Nam kéo dài từ Lũng Cú (Đồng Văn- Hà Giang) đến mũi Cà Mau, có đường bờ biển dài 3260km. Là một đất nước có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên khoáng sản phóng phú, đa dạng, có biển Đông án ngữ bảo vệ phía đông Biển Đông có tiềm năng quan trọng hết sức to lướn với đất nước.
Chính vì lẽ đó mà đất nước ta từ bao đời nay luôn bị các quốc gia xâm chiếm, nhìn ngó “mảnh đất vàng”. Ngay cả giai đoạn hiện nay cũng không phải là ngoại lệ với những vấn đề phức tạp về an ninh quốc gia cần giải quyết, trong đó có vấn đề tranh chấp biển đảo với các nước khác. Đặc biệt Trung Quốc với âm mưu “độc chiếm biển Đông”đang có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như cắt cáp tàu thăm dò dầu khí, bắt giữ trái phép ngư dân Việt Nam, thành lập cấp hành chính Tam Sa quản lý cả Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam…
Trước các hành động gây hấn của Trung Quốc, Đảng Và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để bảo vệ chủ quyền của mình như gửi công hàm phản đối các hành động của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái, tiến hành các cuộc song phương đa phương, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế với vấn đề biển Đông… Đặc biệt, trong bất cứ hoàn cảnh nào Đảng và Nhà nước ta luôn tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây có thể coi là những chủ trương hết sức đúng đắn và khôn khéo của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông, chủ trương: cứng rắn và nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược giống như thời kỳ chiến tranh ngoại giao với Pháp. Sự đúng đắn và khôn khéo thể hiện ở việc chúng ta giữ vững lập trường nguyên tắc là quyền chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta kiên quyết không nhân nhượng và quyết tâm giữ chủ quyền đất nước, bởi chủ quyền là thiêng liêng, là đất mẹ không thể để rơi vào tay nước khác.
Ngoài ra, sự đúng đắn và khôn khéo còn thể hiện ở việc chúng ta thông qua đàm phán, tiến hành các biện pháp ngoại giao khác để bảo vệ chủ quyền thông qua các diễn đàn, đấu tranh ngoại giao để tranh thủ ủng hộ của quốc tế đối với Việt Nam, giải quyết tranh chấp thông qua hòa bình, đối thoại trên luật quốc tế như Công ước về luật Biển (1982) của Liên hợp quốc, tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Sỡ dĩ chúng ta chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua hòa bình đối thoại bởi những lý do sau: 1) xu thế hòa bình hợp tác là xu thế lớn của thời đại , các quốc gia cố gắng giải quyết tranh chấp thông qua hòa bình, đối thoại để phục vị cho mục tiêu phát triển kinh tế. 2) do tiềm lực kinh tế, an ninh quốc phòng chúng ta còn hạn chế không bằng Trung quốc với tiềm lực kinh tế, quân sự. 3) tầm quan trọng của Biển Đông đối với với ta, Biển Đông có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, đối với ta. Vì thế, duy trì hòa bình và ổn định là hết sức cần thiết.
Thế nhưng trong thời gian qua lợi dụng những vấn đề phức tạp trong Biển Đông nhiều đối tượng xấu tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề Biển Đông. Nhiều đối tượng còn kích động người dân biểu tình phản đối Trung Quốc nhằm thế hiện “lòng yêu nước” nhưng thực chất là chống chính quyền.
Chúng ta thấy rằng giải quyết vấn đề Biển Đông là vấn đề hết sức hệ trọng, liên quan đến chủ quyền quốc gia, trọn vẹn lãnh thổ. Do đó, để giải quyết tốt vấn đề không chỉ một sớm một chiều, ngày một ngày hai mà cần phải có chiến lược tổng thể, dài hạn và hết sức khôn khéo. Vì thế không nên có một cái nhìn phiến diện mà cần có một cái nhìn trọn vẹn, sâu sắc như những chủ trương mà Đảng, Nhà nước ta đưa ra.
QUÊ HƯƠNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét