Những năm qua, việc một số tổ chức nhân danh quốc tế như Ủy ban tự do tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, Tổ chức Ân xá quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như một số vị Nghị sĩ đưa ra bản báo cáo, phúc trình để phản ánh, đánh giá, phản ánh sai lệch thực tế, thiếu khách quan về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam với những luận điệu về cái gọi là “tiêu chuẩn kép” về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo khi xuyên tạc cho rằng "Nhà nước Việt Nam đàn áp, tấn công giáo dân", "Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo". Và mới đây, vào ngày 10/8/2016, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra cái gọi là “Phúc trình thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế” trong đó đã đưa ra những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc sự thật về thực tiễn tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Lại một bản Phúc trình xuyên tạc sự thật của Bộ Ngoại Giao Mỹ |
Trong bản “Phúc trình thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế”, những nhà soạn thảo của Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho rằng: “Giới chức chính phủ tiếp tục hạn chế các hoạt động của các nhóm tôn giáo không được đăng ký, đặc biệt là những nhóm chính phủ cho là tham gia vào các hoạt động chính trị, trong khi thành viên của các nhóm đã đăng ký có thể thực hành tín ngưỡng của họ mà ít bị can thiệp hơn”.Thậm chi trong bản “Phúc trình” năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê phán Hiến pháp 2013 và pháp luật về tự do tôn giáo và cho rằng: “Hiến pháp Việt Nam khẳng định tất cả mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tuy nhiên các quy định tôn giáo tại nước này lại cho phép “có những giới hạn về tự do tôn giáo vì các lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội đã được nêu ra”. Thực chất đây chỉ là một chiêu trò quen thuộc mà giới Bộ Ngoại giao Mỹ đang tiến hành để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam cũng như cổ vũ cho hành động của những kẻ chống phá đất nước.
Chúng ta biết rằng, ở Việt Nam vấn đề tự do tín ngưỡng và tôn giáo luôn được đảm bảo và được quốc tế ghi nhận. Thực tế hiện nay có đến 95% người dân có đời sống tín ngưỡng, số tôn giáo, tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cấp giấy chứng nhận hoạt động đã tăng từ 6 tôn giáo và 15 tổ chức tôn giáo vào năm 2006 lên tương ứng là 14 và 38 vào năm 2015. Số tín đồ các tôn giáo cũng tăng từ 15% lên gần 30% số dân cả nước và hiện nay, cả nước có 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc; 46 cơ sở học viện, viện, trường đào tạo chức sắc với gần 8.000 học viên; 25.000 cơ sở thờ tự; 12 tờ báo, tạp chí và hàng trăm website. Các hoạt động tôn giáo đều được thực hiện tự do theo đúng hiến chương, điều lệ, giáo lý, giáo luật của các tôn giáo.
Cùng với đó, được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, với hành lang pháp lý rõ ràng, tiến bộ, được nhân dân đồng tình ủng hộ, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đều được tôn trọng theo đúng hiến chương, điều lệ, giáo lý, giáo luật của các tôn giáo và không ngừng phát triển. Nếu như năm 2006, cả nước mới có 06 tôn giáo và 16 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động, thì đến nay đã có 14 tôn giáo và 38 tổ chức tôn giáo với hơn 25 triệu tín đồ, chiếm hơn 25% dân số cả nước; các chức sắc, chức việc tôn giáo được Nhà nước tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ giáo lý, giáo luật và năng lực vận động tín đồ; các cơ sở thờ tự được củng cố, chỉnh trang, xây mới. Hiện nay, cả nước có 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc tôn giáo; 25.000 cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều công trình được trùng tu, xây mới khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các cấp học, bậc học của các tôn giáo với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền đã và đang đi vào hoạt động ngày càng hiệu quả. Hoạt động báo chí, in ấn, xuất bản trong lĩnh vực tôn giáo được đẩy mạnh (riêng Nhà xuất bản Tôn giáo đến nay đã xuất bản hơn 4.000 đầu sách với số lượng hàng chục triệu bản).
Và trái lại, chúng ta thấy rằng, ngay ở đất nước được xem như là “thiên đường dân chủ” như Mỹ, những hoạt động biểu tình, cầu kinh,... cũng không thể tuỳ tiện tổ chức ở những nơi không được phép. Do đó, có thể thấy nhà nước quản lý xã hội thông qua hệ thống pháp luật do chính nhà nước đó ban hành, vì luật pháp là thể hiện ý chí của cả cộng đồng quốc gia, dân tộc. Điều này là hoàn toàn đúng và hết sức bình thường đối với tất cả các quốc gia, chứ không chỉ có Việt Nam. Và hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia có “quốc đạo”. Chẳng hạn như các quốc gia Hồi giáo hoặc có quốc gia dựa trên một tôn giáo nhất định như nhà nước Va-ti-căng. Về pháp luật và thể chế quản lý xã hội, Hiến pháp Việt Nam quy định tất cả các tổ chức xã hội đều được quản lý trong khuôn khổ nhất định. Nhà nước quản lý các tổ chức xã hội, trong đó có các tôn giáo, theo pháp luật. Việc quản lý đó nhằm hai mục đích: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, mặt khác không cho những kẻ xấu lợi dụng sinh hoạt của những tổ chức này để phá hoại chế độ xã hội và cuộc sống yên bình của nhân dân.
Vậy nên với những nội dung mà trong bản “Phúc trình” đã mà Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra, nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng những báo cáo này họ lấy từ đâu, căn cứ vào những thông tin từ đâu và phải chăng họ chưa bao giơ đặt chân đến Việt Nam mà chỉ nghe qua thông tin từ những kẻ chống phá Việt Nam. Tôi nghĩ rằng các vị hãy nên lắng nghe những gì mà cựu Đại tá Mỹ An-đrê Xau-va-gốt, người từng tham chiến tại Việt Nam, Cố vấn Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt, nói rằng: “Với tư cách là người nước ngoài sống và làm việc ở Việt Nam đã lâu, tôi hoàn toàn không đồng ý với bản báo cáo hằng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo ở Việt Nam,... Tôi khẳng định rằng, những người bị bắt tại Việt Nam không bao giờ vì lý do tôn giáo, mà là vì vi phạm pháp luật của chính đất nước đã nuôi dưỡng họ...”.
Hơn nữa, như tác giả Vọng Đức khi đã đưa ra bình luận về vấn đề này đã co rằng:Sai lầm của những người soạn thảo báo cáo này còn là sự vi phạm các nguyên tắc trong Văn kiện “Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ” được ký kết giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma năm 2013 và được tái khẳng định trong Văn kiện “Tầm nhìn chung” được ký kết giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma vào tháng 7-2015. Trong hai văn kiện này, cả hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ đều khẳng định nguyên tắc “Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Vậy nên, việc bản “Phúc trình” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không chấp nhận thể chế quản lý tôn giáo và nhiều quy định của pháp luật Việt Nam về khách quan là đi ngược lại tinh thần của hai văn kiện quan trọng nói trên. Và bộ mặt của những cá nhân, những tổ chức nhân danh quốc tế cũng như những người đứng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ đã một lần nữa bị lột tẩy sau những bản “phúc trình láo”, “báo cáo láo” như thế này./.
Bồ Công Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét