Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km, rộng 1 triệu km2 với gần 4 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Từ xưa đến nay, Biển Đông có tầm quan trọng to lớn đối với đất nước ta, là chốt chặn phía đông bảo vệ lãnh thổ, tài nguyên thùy hải sản, khoáng sản phong phú, dồi dào.
Biển Đông nằm trên 1 trong những tuyến đường biển năng động nhất thế giới .. Với vị thế và vai trò to lớn mà biển Đông mang lại thì từ xưa đến nay biển ĐÔng luôn có một vị trí quan trọng trong tính toán chiến lược của các nước. Đặc biệt Trung Quốc với âm mưu “độc chiếm biển Đông” đang có những động thái vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở trên biển Đông.
Đỉnh điểm của căng thẳng đó là sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm do dầu khí Bình MInh II và thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chúng tìm cách thực hiện yêu sách “đường lưỡi bò” trên biển Đông và các luận điểm pháp lí vô lý về biển Đông… Những hành đó của Trung Quốc đã đẩy căng thẳng giữa hai nước lên đỉnh điểm. Không chỉ Việt Nam mà các nước trên khu vưc đều cảm thấy những hành động của Trung Quốc là hết sức phi lý.
Trước tình hình căng thẳng đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đẻ bảo vệ chủ quyền của đất nước như công văn phản đối các hành động của Trung Quốc ; tiến hành các cuộc gặp song phương, đa phương ; tranh thủ sự ủng hộ cộng đồng quốc tế; đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta luôn tuyên bố chủ quyền đối với biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đặc biệt trong hoàn cảnh nào, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta luôn đứng trên lập trường hòa bình để giải quyết mọi mâu thuẫn, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Việt Nam nhượng bộ cho Trung Quốc hay thể hiện sự “nhu nhược” của Việt Nam. Điều đó cho thấy chúng ta “cứng rắn về nguyên tắc” nhưng “mềm dẻo về sách lược” , chúng ta quyết tâm không nhân nhượng, quyết tâm giữ gìn chủ quyền của đất nước tới cùng.
Sự đúng đắn, khéo léo thể hiện ở chỗ chúng ta thông qua các cuộc đàm phán, biện pháp ngoại giao để bảo chủ quyền, đồng thời thông qua các diễn đàn quốc tế, đấu tranh ngoại giao đẻ tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa bình.
Việc chúng ta chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua hòa bình bởi xu thế: xu thế hòa bình hợp tác là xu hướng của toàn cầu, nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển, các tiềm lực kinh tế - quốc phòng còn hạn chế so với Trung Quốc; và đặc biệt tầm quan trọng của Biển Đông mang lại về kinh tế chính trị , an ninh quốc phòng đối với nước ta là vô cùng to lớn. Do đó, việc duy trì hòa bình là điều hết sức cần thiết.
Để giải quyết được vấn đề biển Đông, toàn Đảng, toàn dân ta phải chung sức, chung lòng đoàn kết toàn dân trong mọi chủ trương, chính sách và vấn đề Biển Đông. Có cái nhìn sâu sắc, lấy hòa bình, ổn định, tránh tranh chấp bằng vũ trang đồng thời cần có những chính sách mềm dẻo, khôn khéo bảo vệ chủ quyền bằng “một con tim nóng và một cái đầu lạnh”.
QUÊ HƯƠNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét