Báo chí là nguồn thông tin cơ bản, quen thuộc, là kho tri thức gần gũi và đáng tin với nhiều người. Tuy nhiên, nhiều khi vì miếng cơm manh áo mà nhiều nhà báo lại vứt bỏ lòng tự tôn của mình để đi theo lề trái, bỏ lại sự thật sau lưng để tiếp tay cho bịa đặt, dối trá. Thực trạng các bài báo giật tit, câu "viu", đưa những thông tin sai sự thật không chỉ đánh mất uy tín của người viết, giảm lòng tin của bạn đọc đối với tờ báo, mà nhiều khi còn gây tác hại không nhỏ đối với đời sống xã hội.
Ảnh: Báo chí thời nay phải chăng đang thiếu một chữ “ ĐỨC “ (Nguồn: Internet) |
Nhìn lại vụ cá nục biển Quảng Trị nhiễm phenol gần đây, thật không biết từ đâu, dựa vào nguồn tin nào mà một số tờ báo lại đưa ra những thông tin bịa đặt rằng cá nhiễm độc nặng, không đảm bảo tiêu chuẩn để ăn và cảnh báo người dân không nên sử dụng vì có thể dẫn tới ung thư, bệnh tật. Dẫu Cục An toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị ngay sau đó đã lấy mẫu cá về kiểm tra và công bố cá đạt chuẩn nhưng sự e dè của người tiêu dùng thực sự là cả một vấn đề khi mà trong khi hàng ngàn hộ dân ven biển bao đời nay đã quen với việc lấy biển nuôi thân thì giờ đây, chỉ vì một cây bút điêu, một bài báo láo, cuộc sống của gia đình họ đang bị đe dọa hơn bao giờ hết.
Liệu các phóng viên có biết cá nục là nguồn thu nhập chính của nhiều ngư dân ven biển. Rồi những con thuyền với những số nợ chất đống sẽ đi về đâu khi người tiêu dùng quay lưng với cá ? Rồi những đứa trẻ sẽ đến trường thế nào khi bố mẹ nó không kiếm nổi tiền cho nó ăn học ? Biển sẽ thế nào khi không còn những con tàu mang dáng cờ tổ quốc ngày đêm lướt sóng trên những mẻ cá đầy ? Những câu hỏi cứ ngày càng nhiều hơn trong khi nguyên nhân của nó chỉ duy nhất là từ cây bút của những kẻ, ngày ngồi phòng điều hòa, đêm quay tay chém gió. Thật không đáng chút nào !
Báo chí có ảnh hưởng to lớn đến nhận thức của xã hội. Vậy nên, một tờ báo uy tín, một tờ báo xứng đáng để đọc phải là một tờ báo biết tôn trọng người đọc, biết tôn trọng sự thật chứ không phải là những tờ báo vì tiền để rồi đưa xã hội ra làm nô lệ cho khả năng “ nói láo bốc phét” của mình. Không thể để cả xã hội phải điêu đứng vì những thông tin không xác thực, thiếu căn cứ. Đừng vì tiền mà các nhà báo lại vứt bỏ đi lòng tự trọng, tiếp tay cho kẻ xấu, cho những mưu đồ xấu xa dối trá, đưa đồng bào ta ra làm trò đùa, gây ra những hệ lụy to lớn cho xã hội.
Tôi biết các phóng viên khi còn ngồi ghế nhà trường đã được học môn đạo đức nhà báo. Vậy giờ đạo đức nghề báo ở đâu?
ĐUỐC SÁNG
báo chí hiện đại có nhiều màu sắc và nó bị biến thái thành khá nhiều sắc thái khác nhau, đặc biệt nó mang màu sắc trái ngược hoàn toàn. Báo chí càng ngày càng không chấp nhận nổi vì có nhiều bài viết không đúng sự thật , không thể hiện đúng nội dung cần phản ánh mà đi ngược lại lợi ích chung
Trả lờiXóa