Nằm trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc trong thời gian từ ngày 07 - 10/04/2015 đã ghi nhận nhiều hoạt động của lãnh đạo hai Đảng.
Một trong những thành công mà lãnh đạo hai bên đạt được ngay từ đầu chuyến thăm là việc nhận thức đúng hơn về những vướng mắc trong quan hệ hai nước (hai bên đã thắng thắn thừa nhận rằng “trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông”); điều này ngay lập tức đã dẹp bỏ hoàn toàn những đồn đoán không hay trước thềm chuyến thăm của ông Trọng bởi xưa nay với quan niệm nước lớn Trung Quốc luôn có những sự áp đặt một chiều dưới sự trợ giúp từ sức mạnh truyền thông trong nước. Chúng ta đã quá quen với những luận điệu vu khống, bịa đặt từ tờ Hoàn Cầu thời báo và rất nhiều trang báo điện tử của nước này. Chính vì vậy, việc đạt được một sự nhận thức chung về nguyên nhân khiến quan hệ hai nước có nhiều thời điểm lâm vào tình trạng không mong muốn. Và có thể nói, việc đạt được điều này đã gián tiếp giúp Việt Nam một lần nữa thể hiện chính nghĩa của mình trong thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông.
Phản ánh về điều này, một số tờ báo lớn của Trung Quốc, Anh Quốc đã tường thuật như sau: "Trong khi đó, Reuters dẫn lại nguồn từ báo chí Trung Quốc cho biết ông Tập đã nói với ông Trọng rằng hai nước cần phải xử lý vấn đề tranh chấp biển Đông một cách tốt đẹp nhằm duy trì hòa bình và ổn định.
“Chúng ta cần phải tuân thủ nghiêm khắc sự đồng thuận mà lãnh đạo hai đảng đã đạt được nhằm cùng nhau xử lý và kiểm soát các tranh chấp lãnh hải, duy trì quan hệ cũng như hòa bình và ổn định ở biển Nam Trung Hoa”, ông Tập được China News Service dẫn lời nói về vùng tranh chấp mà Việt Nam gọi là biển Đông.
Ông Tập và ông Trọng cũng đã chứng kiến nhiều lễ ký kết các văn bản hợp tác, trong đó có “Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc”.
Trước đó, Tân Hoa Xã bình luận rằng “thật là ngây ngơ” khi nghĩ rằng Việt Nam và Trung Quốc không bao giờ “tranh cãi” hay “đấu đá nhau” cũng như “mối quan hệ đối tác sâu đậm sẽ sụp đổ vì vụ tranh cãi ở biển Đông”.
Mục tiêu thứ hai, cũng được xem là nội dung trọng tâm trong chuyến thăm lần này cũng đã được Đoàn đại biểu cấp cao thực hiện được ngay từ đầu. Trước sự chứng kiến của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam và Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình, lãnh đạo một số bộ ngành liên quan tháp tùng Tổng bí thư đã ký kết với phía Trung Quốc nhiều thỏa ước quan trọng.
Trên lĩnh vực hoạt động quan hệ hợp tác giữa hai Đảng ta đã ký kết được "Kế hoạch hợp tác giữa hai đảng cộng sản, giai đoạn 2016-2020". Kế hoạch bao gồm các nội dung trọng tâm mà hai đảng sẽ thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 bao gồm: chia sẽ kinh nghiệm trong hoạt động của hai đảng, một số cách làm hay trong đối phó với các vấn đề nổi lên mà hai đảng gặp phải, trong đó trọng tâm là vấn đề chống tham nhũng, cải cách công tác lãnh đạo, chỉ đạo; trước đó trong chuyến thăm của mình, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã có ký kết tương tự với phía Trung Quốc.
Trên lĩnh vực hợp tác phòng, chống tội phạm hai bên đã ký kết "Hiệp định hợp tác dẫn độ". Hiệp định xuất phát từ thực tế hoạt động tội phạm tại khu vực Biên giới Việt - Trung có dấu hiệu ngày càng phức tạp, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, buôn bán ma túy và hoạt động buôn bán người; đồng thời "Hiệp định hợp tác dẫn độ" cũng là yêu cầu của hoạt động phối hợp trong xử lý tội phạm giữa các cơ quan chức năng của hai nước.
Trên lĩnh vực hợp tác quốc phòng, hai bên đã có "3. Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Quốc phòng về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình LHQ". Đối với hoạt động này thì tên của nó đã xác định trọn vẹn nội dung của bản ghi nhớ. Điều này cũng xuất phát từ thực tế Việt Nam vừa tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Trên lĩnh vực hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng trên bộ, hai bên đã có "Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ” (MOU) giữa Bộ Kế hoạch - Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Cộng". Đây là một cách cụ thể hóa nhiều bản ghi nhớ trước đó về xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị và cùng phát triển.
Trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ, hai bên đã thống nhất "Điều khoản tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân TQ". Đây là một hoạt động thường niên nhằm tạo đà cho hoạt động giao lưu buôn bán và hợp tác đầu tư giữa hai nước.
Do có đặc thù cùng khai thác chung tài nguyên dầu khí tại Vịnh Bắc Bộ nên hai bên đã có "Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa hai Bộ Tài chính". Đây có thể xem là một trong những cơ chế giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn nếu có tại Vịnh Bắc Bộ thể hiện sự bình đẳng giữa hai bên tại khu vực Biên Giới.
Nội dung cuối cùng là "Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình TƯ TQ". Với một nền điện ảnh có truyền thống và phát triển mạnh như Trung Quốc thì chuyện hợp tác là chuyện tất yếu sẽ xảy ra; nó cũng phù hợp với nhiều hoạt động của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương tên tiếng Anh (Asia - Pacific Broadcasting Union)có tên viết tắt là ABU được thành lập năm 1964) - nơi mà Trung Quốc, Việt Nam là hai thành viên tích cực.
QUÊ HƯƠNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét