LỊCH SỬ ĐỨNG VỀ VIỆT NAM

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông: Lịch sử luôn là sự thật. Trung Quốc không thể “một tay che lấp bầu trời công lý”.


Sau chiến thắng quyết định trước quân thực dân Pháp ở mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam tạm chia làm hai miền cho quân đội hai bên Việt – Pháp tập kết, quân đội Pháp dồn hết về phía nam và rút dần khỏi lãnh thổ Việt Nam theo những quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ mà các bên đã ký kết trước đó.

Sau khi quân Pháp đã rút khỏi Việt Nam hoàn toàn thì ngay lập tức đế quốc Mỹ có ngay những động thái thể hiện rõ về âm mưu muốn can thiệp vào nội bộ Việt Nam và đế quốc Mỹ đã dựng ngay lên chính phủ bù nhìn với cái gọi là Việt Nam Cộng hòa. Do sự hậu thuẫn của Mỹ cho nên chính phủ “ngụy quyền” đó vẫn được quốc tế thừa nhận và nhiều nước đồng minh của Mỹ đặt quan hệ ngoại giao. Theo quy định của Hiệp định Giơ- ne-vơ thì đất đai, vùng trời, vùng biển, các đảo, quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa) thuộc quyền quản lý của chính quyền phía dưới vĩ tuyến 17 mà ở đây là Quốc gia Việt Nam sau đó là Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 17/1/1974, quân Trung Quốc nổ súng bắn vào tàu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, ngay lập tức hải quân Việt Nam cộng hòa tan rã và tháo chạy từ đó quân Trung Quốc nổ súng chiếm luôn phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa. Theo nhân chứng kể lại, quân Việt Nam cộng hòa có dự định dùng máy bay để phản công nhưng lại bị giới chóp bu của ngụy quyền khi đó ngăn cản.

Thời điểm trước đó, Trung Quốc muốn giải quyết xung đội với Đài Loan, Trung Quốc có đưa ra bản tuyên bố về lãnh hải , với đặc thù quan hệ đặc biệt và là những nước trong khối xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cần sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế để thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam khi đó của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng có gửi công hàm công nhận quyền hợp pháp trong phạm vi 12 hải lý theo quy định của quốc tế về lãnh hải. Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

Trở lại lịch sử trước nữa, tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, đại diện chính thức cho quốc gia Việt Nam là Thủ tướng Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Và tất yếu Hoàng Sa, Trường Sa khi đó thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa, mọi tuyên bố của Việt Nam dân chủ Cộng hòa về hai quần đảo này trong thời gian sau đó đều không có hiệu lực pháp lý.

Từ những chứng cứ lịch sử trên, chúng ta đều nhận thấy ở đây ai mới là nguyên nhân làm cho Việt Nam ta mất đảo, mất biển. Vậy nên rận chủ đừng lảm nhảm mãi một vấn đề rằng ai cũng biết là ai đó. Rận chủ đừng nói mãi vấn đề ai cũng ai cũng biết dù có bẻ cong ngòi bút đi chăng nữa thì lịch sử vẫn không thể thay đổi được đâu mới là nguyên nhân làm cho đất nước chịu tổn thương.

QUÊ HƯƠNG
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét