Để minh chứng về tính "tráo trở", bất chấp của người Trung Quốc trong một câu chuyện hài đã chỉ ra rằng: "Người Trung Quốc không nói mà làm". Tuy nhiên ở Entry này xin được lí giải về một mối băn khoăn mà tôi tin rằng đó là của đa số người dân Việt Nam và đó có thể là một điều để mỗi chúng không gặp phải sự thái quá trước chủ thể Trung Quốc nói chung.
Một điều rất dễ thấy, dễ nhận ra của chính giới Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông trong mối tương quan với Việt Nam là rất khó để nhận ra đâu là bản chất thật của Trung Quốc. Cụ thể, trong các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo chính giới Việt Nam, các nhà lãnh đạo chính giới Trung Quốc thường nhấn mạnh đi, nhấn mạnh lại thái độ được cho là rất đúng mực và phù hợp với các nguyên tắc, điều lệ quốc tế trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp tại Biển Đông. Song ở một chiều cạnh khác thì Cơ quan ngoại giao nước này, giới Quân đội thường có những động thái ngược lại; thậm chí một số tướng lĩnh trong Quân đội nước này đã không ngần ngại trong các cuộc khẩu chiến với thái độ hết sức hằn học, bất chấp pháp luật.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Nguồn: internet).
NGƯỜI DÂN TRUNG QUỐC KHÔNG HIỂU RÕ CHUYỆN CHỦ QUYỀN
Từ vấn đề này, câu hỏi được đặt ra là liệu thái độ trong cách ứng xử của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông với bên ngoài (hoạt động đối ngoại) và khi nói trong "nội bộ" khác nhau như thế nào? Và điều này đã được giải mã từ một chi tiết trong đoạn tin của South China Morning Post đăng tải ngày 5/3 về Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Thông tin này được báo Giáo dục Việt Nam dẫn lại):
"South China Morning Post ngày 5/3 đưa tin, Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng cường hiện diện hàng hải trong các vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp với các nước láng giềng, bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ, tự do hàng hải "trong vùng biển Trung Quốc quản lý".
Các cam kết của Chính phủ Trung Quốc trước Quốc hội nước này bao gồm: tăng cường thực thi "pháp luật hàng hải", bảo đảm tự do hàng hải và an ninh trên các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp). Đồng thời Bắc Kinh sẽ "đối phó một cách thích hợp với các hành vi (Trung Quốc xem là) xâm phạm chủ quyền Trung Quốc trên biển".
Như vậy, có thể thấy rằng, đã có một sự khác nhau rất rõ trong hành động thực tế của Trung Quốc trên Biển Đông và nội dung về Biển Đông được báo cáo trước Quốc hội nước này. Cụ thể, trong khi hành động mà các nước Asean, Nhật Bản gọi bằng cụm từ "gây hấn", "bất chấp pháp luật quốc tế trên Biển Đông"... thì trong báo cáo thủ tướng Chính phủ Trung Quốc lại xem đó là "Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng cường hiện diện hàng hải trong các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tự do hàng hải "trong vùng biển Trung Quốc quản lý". Hay nói cách khác, đã có một sự đánh tráo rất rõ trong cái cách Trung Quốc diễn đạt vấn đề lãnh hải trước Quốc hội và người dân trong nước. Cái hành động đáng bị lên án, tẩy chay (của Trung Quốc) lại được nhìn ở góc độ như một hành động chính nghĩa, "tất yếu phải làm nếu không muốn lợi ích của Trung Quốc bị các quốc gia láng giềng, có cùng tranh chấp giành lấy, chiếm lấy" (?).
Nói như thế để thấy rằng, chính giới Trung Quốc không chỉ lừa bịp, mị dân các quốc gia có tranh chấp với mình bằng những ngôn từ có cánh, cao đẹp mà đối với các chủ thể trong nước họ cũng làm điều tương tự. Sẽ không quá khó lí giải nguyên nhân tại sạo họ không dám nói thật ở trong nước dù bên ngoài đã biết hết. Bởi cũng giống như hầu hết quốc gia trên thế giới, Trung Quốc vẫn rất cần sự ủng hộ của người dân đối với các động thái của mình đối với bên ngoài. Điều này lại hết sức cần thiết trong bối cảnh Trung Quốc đang càng ngày lộ rõ bản chất thiếu chính nghĩa, mị dân của mình với phần còn lại của thế giới. Và thử hỏi rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc cũng bị chính người dân của mình tẩy chay. Chính vì vậy, trong việc nhìn nhận về Trung Quốc (đất nước, con người Trung Quốc) cần có một sự khách quan nhất định. Chúng ta sẽ không sai khi cho rằng, chíh giới Trung Quốc hết sức ngang ngược trong việc tranh chấp chủ quyền và hành động đó cần được chặn đứng trên cơ sở luật pháp quốc tế. Song không phải người Trung Quốc nào cũng xấu và họ xấu có thể do họ bị chính giới của họ lừa bịp, thông tin sai sự thật. Hiểu điều này, hi vọng rằng sẽ không có những câu chuyện đáng buồn như đập phá, tẩy chay người Trung Quốc như thời điểm mùa hè năm 2012 vừa qua!
QUÊ HƯƠNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét