CÁ ĐỘ BÓNG ĐÁ - THÚ VUI DỐI TRÁ CỦA LÒNG THAM

Mỗi kỳ Euro đến, không khí bóng đá lại tràn ngập thế giới. Đến nay ảnh hưởng của Euro đã vượt ra ngoài khu vực Euro Zone, được cả thế giới mong đợi và Việt Nam dĩ nhiên cũng nằm trong cái “quy luật” đó. Có lẽ phải tìm một từ ngữ khác bởi cụm từ “môn thể thao vua” không đủ để nói lên hết nội hàm của bộ môn thể thao này. Bởi lẽ bóng đá bây giờ không đơn thuần chỉ là một trò chơi nữa, người ta đến với bóng đá đam mê là lí do số một, nhưng chưa phải tất cả, một trong những lí do “phụ” thường đi với niềm đam mê đó là người ta có thể làm kinh tế ở trong bóng đá. Chuyển nhượng ư, đúng,nhưng chưa đủ. Nó chỉ là phần nổi của “tảng băng trôi” kinh tế bóng đá, là phần mà người ta nhìn thấy, nhưng đáng nói là những gì người ta nhìn thấy ấy lại chẳng phải là tất cả, phần đó không thể nói lên được đầy đủ những “lợi ích kinh tế” mà bóng đá đem lại. Phần chìm vẫn được người ta ghé tai nhau, tự thỏa thuận với nhau qua mỗi trận bóng. Vâng, cái mà tôi đang đề cập tới chính là CÁ ĐỘ BÓNG ĐÁ.
Ảnh: EURO và những vấn nạn
Khi đọc tới đây thì chắc hẳn những “Ngư dân bóng đá” sẽ tự vấn mình bằng nhiều câu hỏi tại sao. Tại sao lại cho cá độ lại là điều xấu? và nó xấu ở điểm nào? Tại sao lại cấm cá độ trong khi bóng đá là niềm đam mê của tôi? Tại sao??? Tại sao???..... Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm người ta có quyền đam mê và tìm một cách nào đó để người khác phải trả tiền cho niềm đam mê của mình. Nhưng làm điều đó bằng cách nào thì lại là vấn đề đáng để mang ra bàn luận.
Đơn cử như trận đấu tối hôm kia giữa Anh và Nga, chắc chắn chẳng có một tổ chức phi chính phủ nào có đủ khả năng để thống kê được khối lượng tiền được “giao dịch” qua trận bóng đó, bởi vì có thể nói cá độ xuất hiện ở khắp nơi và dưới rất nhiều hình thức, có thể trực tiếp ngồi với nhau hay mỗi người ở một tọa độ rồi lên mạng online theo kiểu gián tiếp. Điều đó đồng nghĩa với việc thống kê lượng tiền được giao dịch của mỗi trận đấu là một nhiệm vụ bất khả thi. Từ đó có thể thấy sức hút của đồng tiềntrở nên lớn như thế nào nếu nó được kết hợp với niềm đam mê bóng đá. Đó cũng là lí do chính của sự phát triển “nền công nghiệp CÁ” trên thế giới. Mỗi trận đấu qua đi sẽ đều để lại những cảm xúc buồn vui lẫn lộn, buồn vì đội yêu thích thua trận? Vui vì thần tượng mình ghi bàn?? KHÔNG!! Đối với “Ngư dân bóng đá” thì vượt lên tất cả những niềm vui nỗi buồn bóng đá “tầm thường” đó sẽ là niềm vui tiền bạc và một buồn cùng tên. Vui vì mình bắt thắng kèo này suy sụp vì lí do ngược lại. Sẽ có nhiều người đổi đời theo cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực vì một trận đấu cách chúng ta nửa vòng trái đất – đó là sự kì diệu của cá độ đem lại cho những tín đồ của mình. Sẽ chẳng bao giờ là quá đáng khi tôi dùng từ “tín đồ” vì nếu cá độ là một tôn giáo thì đây sẽ là tôn giáo lớn số một thế giới, vị trí “number one” của tôn giáo “Cá độ” được xét trên cả hai phương diện chất và lượng. Xét về lượng - một yếu tố chẳng cần phải nói khi số người yêu bóng đá sẽ là +50% dân số thế giới (Vì đàn ông chiếm khoảng trên 50% dân số thế giới và mặc định là số đàn ông không thích bóng đá sẽ sấp sỉ số phụ nữ yêu bóng đá với sai số giữa hai đai lượng là không đáng kể), còn về chất lượng thì khỏi phải bàn vì cổ động viên sẵn sàng tạo nên một cuộc “thánh chiến” quy mô ngay sau mỗi trận đấu và luôn có thể “tử vì đạo” bất cứ lúc nào khi lòng tin của họ vào đội bóng bị xúc phạm.
Đó là cá độ của tầm vĩ mô, tầm thế giới. Còn đối với Việt Nam thì cá độ có những điểm khác chút ít để phù hợp với cái gọi là một nước đang phát triển hay nói cách khác là một nước “chưa giàu”. Tuy nhiên, bản thân là một nước “chưa giàu” nhưng những “ngư dân” cũng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau và thực tế đáng buồn đang xảy ra là tỉ lệ người nghèo tham gia cá độ và người nghèo vì cá độ chiếm tỉ lệ rất cao.Tại sao nghịch lí đó lại sảy ra? Điều này cũng dễ hiểu vì bộ phận người luôn mong chờ vào may mắn, vào những trò đỏ đen thường là những người chẳng thể giàu nổi. Và điểm đặc biệt ở trong cá độ là tỉ lệ này chỉ mang tính tương đối vì hai lực lượng này thường “luân chuyển công tác” cho nhau.Nhưng rõ ràng những cuộc “luân chuyển” này chỉ thường xảy ra theo hướng mũi tên chỉ về phía đa số, phía nghèo đi vì cá độ.
Sẽ chẳng có gì để nói nếu cá độ chỉ dừng lại ở việc cá độ,vì chỉ cần như vậy thôi cũng đã đủ làm cho người ta “đổi đời” rồi, đáng báo động hơn là những hệ lụy mà nó mang theo cũng làm cả xã hội phải đau đầu. Chúng ta thường hay nghe thấy những vụ trộm cắp, những vụ thanh toán lẫn nhau của các băng nhóm xã hội,… và còn nhiều lắm nỗi buồn của những ai có người thân tham gia cá độ. Đó cũng là lí do mà tại sao người ta khi nhắc đến cá độ lại gắn ngay cho cái mác “tệ nạn”, một tệ nạn xã hội đáng báo động bây giờ. Điều cần phải suy nghĩ ở đây là không chỉ dừng lại ở những tệ nạn xã hội mà cá độ đã và đang ảnh hưởng đến kinh tế của quốc gia.Khối lượng tiền cứ “ra đi đầu không ngoảnh lại” để đến với xứ người qua những cuộc cá độ quy mô xuyên quốc gia mà công an cũng chỉ có thể phát hiện và ngăn chặn có vài vụ. Thử hỏi số tiền đó là bao nhiêu khi mà chẳng hôm nào là trái bóng không lăn và cũng đâu có căn cứ mặc định là cá độ chỉ xảy ra theo mùa vụ. 
Thử hỏi có ai phất lên từ cá độ không, trong hạn hữu thì vẫn có. Nhưng số ấy có nhiều không ? Dĩ nhiên là không, bởi nếu làm giàu dễ như thế thì việc gì phải vất vả, bươn chải mưu sinh. Chỉ cần ngồi nhà, tính toán, cá một trận cứ thế là giàu to ? Tôi là đàn ông, tôi mê bóng đá, tôi cũng từng cá độ, nhưng chỉ là vài ba thừng bia, một bữa ăn sáng cho thêm tính gay cấn của trận bóng. Hãy xem cá độ như niềm vui đơn thuần, đừng nhúng sâu vào nó, bởi vì biết đâu có ngày bạn còn không còn cả tương lai vì chỉ một vài trận đấu. Ngưng ảo vọng đi, làm giàu chân chính chỉ có lao động mà thôi.

QP
Chia sẻ trên Google Plus

1 nhận xét: