KHI ĐỨC TIN BỊ LỢI DỤNG

Thiên chúa giáo là một tôn giáo lớn được du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XVII và có những ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Cũng như các tôn giáo khác, Thiên Chúa giáo do con người sáng tạo ra với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp trong đời sống tâm linh, tạo ra niềm tin và động lực trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, vấp ngã. Thế nhưng, với sự biến chuyển không ngừng về mọi mặt của đời sống xã hội, do sự tác động của tình hình thực tế Thiên Chúa giáo ở Việt Nam đã khoác lên mình một màu áo “ nhăn nhúm”, làm xấu đi hình ảnh của cộng đoàn.

Trong thời gian qua, hàng loạt các vụ việc gây mất hình ảnh tốt đẹp của Công giáo đã liên tục xảy ra. Sau sự kiện cá chết hồi tháng 4/2016 song song với cuộc “đấu tranh” chung của người dân, rất nhiều giáo phận thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình… đã có những cuộc biểu tình, tuần hành mang màu sắc chống đối đặc trưng của Thiên Chúa giáo một cách “bền vững và đa dạng.” Cụ thể như sau: 

Với những bức xúc sẵn có, dưới sự tác động của các nhà “ dân chủ yêu nước” cuộc biểu tình đầu tiên đã diễn ra và ngày 1/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với đông đảo thành phần người dân tham gia. Bởi vì đây là hai thành phố đông dân nhất, là những trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Tổ chức biểu tình ở đây sẽ có số lượng người tham gia đông hơn, dễ bạo loạn hơn, hiệu ứng đám đông khủng khiếp hơn. Và đây chính là điều mà các tổ chức khủng bố, phản động mong muốn để lật đổ chính quyền chứ không phải vì quyền lợi người dân.

Sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hàng loạt các cuộc biểu tình của giáo dân tại các địa phương. Cuộc biểu tình thứ nhất xảy ra vào ngày 15 tháng 5 do hàng ngàn giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã theo chân các vị chủ chăn xuống đường tuần hành phản đối nạn ô nhiễm biển. Sau đó là cuộc biểu tình của giáo dân giáo xứ Phú Yên ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, hôm 12 tháng 6. Số lượng người biểu tình lên đến hơn 1000 dưới sự hướng dẫn của linh mục quản xứ Antôn Đặng Hữu Nam.

Tiếp theo đó là vụ việc tụ tập tại giáo xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình vào ngày 7/7 vừa qua, người ta trông thấy nhiều điều tốt đẹp mà Công giáo thật sự đã và đang dần đánh mất.Với những bức xúc dồn nén sau sự kiện cá chết giáo dân Cồn Sẻ một lần nữa bị kích động và đã có hành động biểu tình, quá khích. Theo đó, hàng nghìn người đã kéo nhau xuống đường biểu tình trong không khí nóng nực và căng thẳng. Bên cạnh việc hô hào và cầm theo băng rôn, biểu ngữ như thông thường thì họ còn “trang bị” thêm gậy gộc và những vật dụng khác. Trong cuộc biểu tình một số thanh niên giáo dân quá khích đã cùng tấn công các chiến sĩ công an làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự ngay lúc đó. Cuộc đụng độ diễn ra khá căng thẳng đã làm mất đi hình ảnh hiền lành, gần gũi của các con chiên và để lại trong lòng người sự hung hãn, bạo tàn của những con người bị lợi dụng.
Biểu tình của giáo dân Cồn Sẻ, Quảng Bình
Bên cạnh đó, có những hình ảnh không tốt mà chính họ đã tự “vạch áo cho người xem lưng”. Đó chính là việc những người mặc áo in hình cá chết để lên hình chụp ảnh “tự sướng”. Một số cá nhân khác lại giả vờ đóng cảnh máu me bê bết để gây tác động mạnh tới nhiều người khác. Điều này là trái với lương tâm của tín hữu, gây ra hiểu lầm mà có thể dẫn đến gây chia rẽ đoàn kết của các anh chị em trong giáo hội.

Sự kiện ngày 13.7 vừa qua là chuỗi thời gian dài giáo dân giáo xứ Phú Yên đã có những hành động theo họ là bảo vệ môi trường theo cách đúng đắn nhất đó là giương biểu ngữ đòi chính quyền phải đóng cửa nhà máy gang thép Formosa, thủ phạm chính trong sự cố môi trường vừa qua; đồng thời đòi phải hỗ trợ đầy đủ cho người dân bị thiệt hại. Hình ảnh của anh chị em giáo dân giáo xứ Phú Yên, giáo phận Vinh được đưa lên tràn ngập lên trang mạng xã hội đã vô tình cho thấy một giáo xứ không còn yên bình như trước đây mà thay vào đó là một sự hung hăng trong cách hành xử, bất chấp để tạo nên tiếng vang trong cộng đồng xã hội. 

Mới đây nhất là sự tham gia vào buổi tuần hành vào ngày 24.7 vừa qua của giáo dân Phú Yên. Tuy nhiên, không chỉ tham dự đơn thuần mà các giáo dân này đã đi trên khoảng 200 xe máy để biểu dương lực lượng. Những hình ảnh mất an toàn giao thông của nhiều giáo dân cho thấy sự coi thường pháp luật của họ.

Khi nhìn những hình ảnh trên mạng xã hội cùng với việc giáo dân chúng ta đang bị lợi dụng cho những kẻ đục nước béo cò thật thấy đau lòng và xót xa biết chừng nào. Trong khi nguyên nhân đã được giải đáp và đang chờ sự giải quyết hậu quả thấu đáo thì những kẻ xấu vẫn luôn có dã tâm lợi dụng vụ việc môi trường ở miền Trung để trục lợi cá nhân. Có thể điểm qua một số thủ đoạn phổ biến của chúng như: xuyên tạc bản chất vấn đề, sau đó kích động người dân xuống đường biểu tình dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường, phản đối Formosa, chung tay cùng người dân miền Trung để rồi biến thành bạo động, chuyển thành biểu tình chống chính quyền. Lợi dụng lòng tốt, lợi dụng đức tin của người dân để trục lợi chính trị.

Thay vì hình ảnh một cộng đoàn có trách nhiệm trước cộng đồng, thì mọi người sẽ nghĩ về người Thiên Chúa giáo chỉ toàn là bạo lực, tụ tập và gây rối; sẽ rất phản cảm. Và chắc chắn rằng, không ai trong số các giáo dân mong muốn điều đó xảy ra. Biểu tình, bạo động để rồi có những tín hữu phải vào vòng lao lý. Quan trọng hơn, họ đang làm xấu đi hình ảnh của mỗi người con Thiên Chúa, làm xấu đi hình cảnh của giáo hội Công giáo, làm tổn hại đến thanh danh của Chúa. Thật ác độc thay cho những bàn tay “bẩn thỉu” đã luồn trong áo Chúa để phá hoại hình ảnh một cộng đoàn vốn dĩ rất bình yên. 

Mục đích của tôn giáo là hướng dẫn nhân loại, phát triển đoàn kết, một cuộc sống hòa hợp, trau dồi đức tính và tinh thần thanh tịnh . Thế mà, tôn giáo lại bị lợi dụng để phát triển ganh ghét hay thù địch, phục vụ mưu đồ chính trị xấu xa. Thật xót xa khi người ta không dùng tôn giáo để bảo vệ hòa bình mà để xáo trộn và phá hoại. Mong rằng các giáo dân hãy luôn có nhận thức đúng để hành động đúng. Nên nhớ rằng, một khi đức tin bị lợi dụng đồng nghĩa với việc chúng ta bị đầu độc và giết chết từ bên trong và chỉ khi hành động đúng và đẹp thì mới xứng đáng là con chiên của Chúa.

Mong Lam
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét