Đại biểu QH không quay phim, chụp ảnh tại lễ nhậm chức

Theo quy định mới, các đại biểu QH không được quay phim, chụp ảnh; không đứng ngồi ngả nghiêng làm giảm tính trang nghiêm của nghi Lễ nhậm chức tại QH.


Chiều nay 21-7, Quốc hội (QH) sẽ tiến hành bầu Chủ tịch QH, Phó Chủ tịch QH, Ủy viên Ủy ban thường vụ QH khoá XIV bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Dự kiến sáng mai 22-7, QH thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch QH, Phó Chủ tịch QH, Ủy viên Ủy ban thường vụ QH bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Sau đó, Chủ tịch QH khóa XIV sẽ tuyên thệ nhậm chức.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch QH khoá XIII

Theo Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc, tại kỳ họp thứ nhất QH khóa XIV, lễ tuyên thệ nhậm chức tiến hành với các chức danh Chủ tịch QH, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao.

Lễ tuyên thệ được quy định rõ trong Điều 70 Hiến pháp và Điều 8 Luật tổ chức QH: "Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp".

Ngoài nội dung bắt buộc là Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, những nội dung còn lại do người tuyên thệ quyết định, miễn sao phù hợp với chức trách và thời gian không quá 3 phút. Khi đọc những lời thiêng liêng, tay trái người tuyên thệ đặt lên cuốn hiến pháp, tay phải giơ cao.
Nhiều đại biểu QH đã quay phim, chụp ảnh khi các nhà lãnh đạo tuyên thệ nhậm chức tại kỳ họp thứ 11, QH khóa XIII - Ảnh chụp qua màn hình

Theo Tổng thư ký QH, hình thức tuyên thệ cơ bản giống như đã thực hiện tại kỳ họp 11, QH khóa XIII. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ lần trước, để đảm bảo tính trang trọng, trong lúc diễn ra lễ tuyên thệ sẽ mời Đoàn Chủ tịch của QH xuống bục và tất cả đại biểu QH đứng lên giống như làm lễ chào cờ.

Ngoài ra, trong phần tuyên thệ trước đây có câu: “Đứng trước cờ…”, lần này sẽ được sửa thành “Dưới lá cờ…” và cờ Tổ quốc được kéo cao. Lý giải việc sửa câu nói này, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết nó xuất phát từ việc nghiên cứu văn bản đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và nghiên cứu, tiếp thu 68 văn bản nghi lễ tuyên thệ từ các nước trên thế giới.

Đáng chú ý, trong lúc diễn ra Lễ tuyên thệ, các đại biểu không được quay phim, chụp ảnh; không đứng ngồi ngả nghiêng làm giảm tính trang nghiêm của nghi lễ.

Nguồn: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/dai-bieu-qh-khong-quay-phim-chup-anh-tai-le-nham-chuc-20160721095053791.htm
Chia sẻ trên Google Plus

6 nhận xét:

  1. Điều này tất yêu rồi. Buổi lễ trang nghiêm mà có nhưng biểu hiện ngả nghiêng thì không chấp nhận được rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Không cho quay phim chụp ảnh anh em dân chỉ lại cho rằng không công bằng không dân chủ văn minh. Lừa bịp thiên hạ đấy.

    Trả lờiXóa
  3. BÂY GIỜ LÀM KHÔNG CÔNG KHAI LÀ HƠI MỆT VỚI BỌN LỀU BÁO, BỌN RẬM CHỦ ĐẤY. THẬT MỆT MỎI KHI THẾ GIỚI NÀY CÓ NHỮNG THẰNG TẠP CHỦNG NHƯ VẬY/

    Trả lờiXóa
  4. Không được đứng ngồi ngả nghiêng, cung không được chạy đi chạy lại chụp ảnh làm giảm tính trang nghiêm của nghi lễ, có thể đặt máy quay cố định không quay phim thì không ổn,nếu làm thế dư luận lại dậy sóng cho xem, rận nó sẽ không tha cho

    Trả lờiXóa
  5. Quay phim đã có bộ phận riêng. Các đại biểu nên chấp hành quy định. Giây phút tuyên thệ rất trang trọng, trang nghiêm. Chẳng có lý do gì mà người nghiêm người không. Vô tình tạo ra việc ko nghiêm túc và ko tôn trọng người tuyên thệ lẫn ý nghĩa của buổi lễ.

    Trả lờiXóa
  6. Súng đạn được xem là một phần của lịch sử và văn hóa Mỹ - đất nước của những người nhập cư, khai hoang những vùng đất mới. Nhắc đến miền viễn tây Mỹ là nhắc đến hình ảnh những chàng cao bồi giỏi bắn súng bằng hai tay, luôn mạnh mẽ và ngang tàng, phóng khoáng. Việc sử dụng súng đạn gắn với một giá trị mà nước Mỹ vẫn tự hào bấy lâu nay: Quyền tự do dân chủ. Hiến pháp Mỹ năm 1791 đã quy định việc người dân có quyền giữ và mang vũ khí. Kể từ đó cũng nảy sinh những câu chuyện thương tâm về những vụ thảm sát kinh hoàng bằng súng.

    Trả lờiXóa