Những ai theo dõi thái độ của giới chức Việt Nam bên lề vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế (PCA) xung quanh các tranh chấp của nước này tại khu vực Biển Đông hẳn đã thấy: Thay vì cùng tham gia với Philippines, Việt Nam đã im lặng. Lí do Việt Nam im lặng xem thêm: Tại đây.
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam (Nguồn: VOV). |
Mới đây nhất, sau khi PCA chính thức đưa ra phán quyết về vụ việc (chiều ngày 12/07/2016) với sự ủng hộ giành cho Philippines. Trong nội dung trả lời về thái độ của Việt Nam về sự kiện này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình chỉ cho rằng: “Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016" mà không bày tỏ THÁI ĐỘ ỦNG HỘ HAY PHẢN ĐỐI PHÁN QUYẾT một cách trực tiếp. Tuy nhiên, với việc đưa ra lời khẳng định về chủ quyền trên Biển Đông, Việt Nam đã gián tiếp không ủng hộ phán quyết. Nội dung khẳng định như sau:
"Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Về điều này, xin được lí giải ngắn gọn như sau:
Thứ nhất, nếu bày tỏ thái độ ủng hộ phán quyết, công nhận chủ quyền tại 07/15 nội dung mà PCA ủng hộ Philippines thì cũng đồng nghĩa Việt Nam đã tự loại mình ra khỏi danh sách các nước đang có tranh chấp trên Biển Đông. Bởi xin thưa rằng, 07 nội dung được công nhận bao gồm: 1. Bãi cạn Scarborough; 2. Đá Vành Khăn (Mischief Reef), bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và đá Xu Bi (Subi Reef); 3. Đá Ga Ven (Gaven Reef) và cụm đá Ken Nan-đá Tư Nghĩa (McKennan Reef) đảo Nam Yết (Namyit) và đảo Sinh Tồn (Sin Cowe) (Ga Ven cho Nam Yết, và Ken Nan-Tư Nghĩa cho Sinh Tồn); 4. Đá Gạc Ma (Johnson Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef); 5. Trung Quốc đã cản trở trái phép ngư dân Philippines mưu sinh bằng cách cản trở hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi cạnScarborough; 6. Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đối với việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây; 7. Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước khi triển khai các tàu của lực lượng thực thi pháp luật (như Ngư chính, Hải giám Trung Quốc) gây nguy hiểm, rủi ro, va chạm với các tàu của Philippines hành hải gần khu vực bãi cạn Scarborough (vi phạm quyền hành hải của Philippines) đã gần như công nhận trọn vẹn chủ quyền của Philippines trên Quần đảo Trường Sa.
Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với những tuyên bố của Việt Nam trước đó cũng như quyền chủ quyền thực tế của Việt Nam trên quần đảo này! Công nhận phán quyết với sự thắng lợi của Philippines vì thế không khác gì hành động "tự tay bóp ... ".
Thứ hai, về lí do Việt Nam không phản đối phán quyết một cách thẳng thừng hay trực tiếp. Về tổng thể mà nói thì nỗi lo chung của các nước cùng có tranh chấp trên Biển Đông (trong đó có Việt Nam) đến thời điểm hiện tại vẫn là thuyết "đường lưỡi bò chín đoạn" của Trung Quốc cũng như hành động đơn phương gây hấn của nước này. Mặt khác, các nước có tranh chấp với Trung Quốc đều là thành viên của Asean.
Chính vì vậy, đảm bảo một sự thống nhất, đoàn kết trong nội khối để đấu tranh với Trung Quốc là điều mà không riêng chỉ Việt Nam mà Indonexia hay Malaysia sẽ phải thực hiện. Đấy cũng là điều kiện có tính tiên quyết để phía Trung Quốc không giở trò "bẻ đũa từng chiếc" như cách họ đã thực hiện thành công đối với Lào, Campuchia giai đoạn trước đó mặc cho hai nước này không liên quan trực tiếp (thời điểm hai nước là Chủ tịch luân phiên của Asean).
Thật may là Việt Nam đã thực sự khôn khéo khi vừa không gây mất hòa khí, không khí đoàn kết đã cam kết trước đó với tư cách là một thành viên của cộng đồng Asean, vừa có thể tiếp tục thể hiện quyền chủ quyền của mình trên Biển Đông. Và sẽ không ngoa nếu nói rằng trong cách ứng xử sau khi PCA phán quyết nghiêng về Philippines, Việt Nam đã sử dụng sáng tạo, linh hoạt phương cách "một mũi tên" dẫn tới "hai đích".
Xin chúc mừng giới chức Việt Nam đã hóa nguy thành an và chia buồn với những ai đang chờ đợi Việt Nam "ủng hộ phán quyết của PCA" để buông ra những tiếng chửi rủa theo dạng thức đồng ca!
Hà Hoàng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét