FORMOSA BỒI THƯỜNG 2.5 TỶ USD HAY 500 TRIỆU USD?

Ngay sau khi Chính phủ tổ chức họp báo công bố nguyên nhân cá chết chiều ngày 30/06, một số đối tượng phản động đã tung tin xuyên tạc trên mạng xã hộirằng: Formosa cam kết bồi thường cho Việt Nam 2,4 tỷ USD, không phải 500 triệu USD như công bố. Thông tin này thực hư ra sao? Số tiền Formosa bồi thường chính xác là bao nhiêu?

Tại họp báo ngày 30/06, Chính phủ đã chỉ đích danh Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung. Doanh nghiệp này đã “tâm phục khẩu phục”, đồng ý chịu trách nhiệm xã hội và môi trường đối với Việt Nam sau 84 ngày.
Nguyên gốc bài viết trên báo Đài Loan mà facebooker Thùy Trang Nguyễn lợi dụng xuyên tạc
Đáng nói ở đây, thay vì tìm hiểu và giúp đỡ ngư dân sau thảm họa ở miền Trung, một số đối tượng tự xưng “yêu nước” lại xuyên tạc số tiền đền bù, tung tin hạ uy tín của chính phủ và kích động người dân biểu tình.

Theo đó, trang Facebook Thùy Trang Nguyễn đã cố tình trích dẫn bài viết trên một tờ báo Hồng Kông (chi nhánh Đài Loan) và xuyên tạc rằng “Formosa chi đến 16.1 tỷ Yuan (khoảng 2.4 tỷ đô) bồi thường thảm họa môi trường ở Việt Nam”. Đối tượng đặt câu hỏi: “Nếu tiền bồi thường chỉ là 500 triệu USD cho ngư dân thì con số 1.9 tỷ USD còn lại đã đi về đâu?”, xuyên tạc rằng, số tiền này đã được chi cho các lãnh đạo Việt Nam. Thông tin nhanh chóng được reshare chóng mặt trên mạng xã hội.
Bản tin xuyên tạc của đối tượng Thùy Trang Nguyễn trên Facebook
Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngôn ngữ, con số 16,1 tỷ Yuan (161億元) trong bài viết là tiền Đài Loan, tương đương gần 500 triệu USD, không phải tiền Trung Quốc như đối tượng xuyên tạc. So sánh đối chiếu với con số 300 tỷ Yuan (3000 多億台幣) dành cho dự án gang thép ở Hà Tĩnh được công bố trong bài cho thấy hoàn toàn trùng khớp số tiền gần 10 tỷ USD mà tập đoàn Formosa công bố đầu tư.

Đối tượng Thùy Trang Nguyễn đã cố tình diễn giải sai số tiền đền bù. Tờ Apple Daily sử dụng Yuan Đài tệ (NT$), không phải Yuan (Nhân dân tệ) của Trung Quốc (1 Yuan Trung Quốc đổi ra tới 4,83 Yuan Đài Loan).
Bảng quy đổi số tiền bồi thường mà Formosa nộp cho Việt Nam
Bài viết trên tờ Apple Daily ngày 01/07/2016 có nội dung như sau:

Tập đoàn Formosa của Đài Loan đã chi ra hơn 300.000.000.000 (300 tỉ) Đài tệ để đầu tư vào nhà máy sắt thép ở Hà Tĩnh; tuy nhiên, phải bồi thường 16.1 tỉ Đài tệ trong giai đoạn chưa đầu tư sản xuất.

Tuần báo Pingguo ngày hôm nay đưa tin: Hôm qua Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo chỉ rõ nguyên nhân gây cá chết hàng loạt ở hải vực Hà Tĩnh hồi tháng 4 năm nay, thủ phạm gây thảm họa là chất thải từ công ty Formosa của Đài Loan. Ngày 28 tháng trước, Formosa Đài Loan đã thừa nhận và tự nguyện bồi thường.

Việc này được Chính phủ Việt Nam mô tả là “ô nhiễm môi trường chưa từng có trong lịch sử”, dẫn đến người dân địa phương biểu tình phản đối, cũng như gây nhiều khó khăn cho Formosa Đài Loan.

Cùng ngày, Liên hợp báo cũng đưa tin: Chủ tịch Vương Văn Uyên và Phó Chủ tịch Vương Thụy Hoa của Tập đoàn Formosa Đài Loan tuần trước đã đến Việt Nam để xử lí vấn đề nóng trên, nhưng không ngờ rằng phía Việt Nam đã cấm hai người xuất cảnh và tạo áp lực yêu cầu Formosa Đài Loan phải nhận trách nhiệm về thảm họa cá chết.

Với việc đầu tư hơn 300 tỷ Đài tệ vào công ty gang thép, Formosa Đài Loan bị phía chính quyền Việt Nam yêu cầu nhận trách nhiệm từ kết quả điều tra. Đối với các thông tin liên quan, phía Formosa đã chỉ trả lời vắn tắt 6 chữ: “Tôn trọng kết quả điều tra”.

Phản ứng trước thông tin ác ý này, nhiều cư dân mạng ngày lập tức chỉ ra luận điệu xuyên tạc và yêu cầu đối tượng tung tin ngừng kích động người dân.
Cư dân mạng phản bác thông tin xuyên tạc trên Facebook Thùy Trang Nguyễn

Trước một thảm họa môi trường chưa từng có, trước sức ép dư luận nhưng chính phủ vẫn thể hiện được bản lĩnh điều tra và kiên quyết đấu tranh yêu cầu Formosa đền bù thiệt hại và cam kết khắc phục thảm họa tại Việt Nam. Vậy mà một số đối tượng phản động lại không ngừng xuyên tạc, tung tin hạ uy tín của chính phủ và kích động bạo loạn.

Cùng với những lợi ích không thể chối cãi, mạng xã hội đang ngày càng bộc lộ rõ là một “con dao hai lưỡi”. Từ mục đích tốt đẹp là phục vụ xã hội, mạng xã hội đã trở thành công cụ cho các đối tượng xấu tuyên truyền thông tin thiếu kiểm chứng gây hoang mang cho người dân. Thiết nghĩ, người dùng cần tỉnh táo và bản lĩnh để kiểm chứng thông tin trước khi nhấn nút SHARE, tránh trở thành nạn nhân và công cụ tiếp tay cho mục đích chống phá nhà nước của các tổ chức, đối tượng phản động dưới vỏ bọc “yêu nước”.

Gia Linh
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét