Đất nước Việt Nam ta từ xưa tới nay luôn là một dân tộc khao khát được tự do và độc lập. Trải qua bao nhiêu gian khổ, đổ biết bao xương máu chúng ta mới có được chủ quyền như ngày hôm nay. Ấy vậy mà vẫn có những con người sẵn sàng đạp đổ tất cả những gì mà cha ông đã để lại chỉ vì mưu cầu lợi ích cá nhân. Tiêu biểu là việc lợi dụng trận hải chiến trường sa 1988 để tuyên truyền, kích động người dân biểu tình, gây mất trật tự công cộng.
Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của một trận đánh trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân tấn công hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Sự kiện xảy ra vào mùa xuân 1988, khi mà dư luận thế giới đang tập trung vào tình hình Campuchia, trước khi các nước ASEAN lắng dịu lại quan hệ với Việt Nam trong vấn đề Campuchia.
Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ và xây công trình trên các đảo này. Phía Trung Quốc cho quân đổ bộ ngăn chặn, nổ súng để giật cờ Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma, sau đó lại dùng pháo trên chiếm hạn bắn vào tàu vận tải hải quân Việt Nam (không có pháo để tự vệ), khiến cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam bị mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại một số xuồng đổ bộ, thương vong 24 thủy binh. Sau đó, Trung Quốc đổ quân chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
Trong trận hải chiến này, Trung Quốc lợi dụng sức mạnh về hải quân, bắn phá chúng ta một cách nặng nề. 64 chiến sĩ đã anh dung hy sinh. Xương máu các anh đã tô thắm lá cờ truyền thống của quân chủng hải quân Nhân dân Việt Nam. Ấy vậy mà ngày hôm nay, những kẻ vô ơn mang chiêu bài dân chủ, nhân quyền đã và đang nói về các anh như là một lý do, một nguyên nhân cho những hành động đáng khinh của chúng.
Thứ nhất, hỏi các “nhà dân chủ, nhân quyền”, các “nhà báo, phóng viên tự do luôn cho rằng mình là người yêu nước và những hoạt động tụ tập đông người trước những nơi công cộng là mới thể hiện sự biết ơn, lòng tưởng nhớ những người đã khuất... Vậy thì còn lại tất cả những người dân khác của đất nước, khoảng 90 triệu công dân, vẫn đang miệt mài học tập, lao động, hăng say là không yêu nước hay sao? Trong lúc các bạn tụ tập, rồi cờ hoa, băng - dôn, biểu ngữ, hò hét... thì những người khác đã tạo ra được rất nhiều của cải, vật chất đóng góp cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Thứ hai, nếu thực sự có lòng tưởng nhớ công ơn những người lính đã anh dũng hy sinh trong trận chiến ngày hôm đó, thì có rất nhiều cách thể hiện khác nhau. Chúng ta có thể học tập, lao động thật tốt, sau đó đóng góp kinh phí để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho những người lính đang ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo, biên cương của Tổ quốc. Hoặc chúng ta cũng có thể viết đơn tình nguyện đăng ký trực tiếp ra công tác tại các đảo, quần đảo mà Việt Nam đang nắm giữ chủ quyền trên thực địa. Không phải cứ mang băng dôn, khẩu hiệu, cờ hoa ra tụ tập trước những nơi công cộng như Tượng đài Lý Thái Tổ thì mới là tưởng nhớ, mới thể hiện là người có lòng yêu nước.
Thứ ba, ở những lần kỷ niệm trước, chắc hẳn mọi người đều biết ban đầu là hoạt động tưởng niệm, nghiêm trang, nhưng chỉ ngay sau liền bị các đối tượng xấu lợi dụng vào các hoạt động gây rối, tuyên truyền nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước... làm phức tạp tình hình an ninh trật tự, làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, đặc biệt Tượng đài Lý Thái Tổ nằm ngay trung tâm của Thủ đô Hà Nội, là nơi thường xuyên có các lượt khách du lịch Quốc tế ghé thăm.
Tưởng nhớ những người đã anh dung hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc là một điều linh thiêng, đừng biến việc đó thánh một trò hề, một công cụ để kích động, phá rồi. Và hơn hết, “Hãy để linh hồn những chiến sỹ đã ngã xuống được ngủ yên”.
VĂN GIANG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét