LÊ VĂN LUÂN CÒN XÀM NGÔN ĐẾN BAO GIỜ?

Có lẽ một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất trong những ngày gần đây trên cộng đồng mạng đó chính là việc các cơ quan chức năng của Việt Nam tiến hành bắt giữ nhiều đối tượng có hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo, chống phá chính quyền nhân dân. Hàng loạt các đối tượng đã bị khởi tố, điều tra và cũng đã có những bản án thích đáng dành cho chúng. Hầu hết những đối tượng chống phá này đều bị cơ quan công an khởi tố, điều tra theo tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được quy định tại Điều 88 - Bộ luật Hình sự năm 1999. Có thể nói, bên cạnh 02 điều luật là Điều 79 - “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và Điều 258 - “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thì tội danh được quy định tại Điều 88 này cũng là trọng tâm của chiến dịch vu cáo chính quyền Việt Nam và nhất loạt đòi xóa bỏ của những tổ chức, cá nhân đang hoạt động theo đường hướng “dân chủ cuội”, thường xuyên có những hành vi chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà mục đích cao nhất là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội của dân tộc. Luật sư Lê Văn Luân là một điển hình trong số đó.

Luật sư Luân không chỉ là một trong những thành viên tích cực tham gia vào các phiên tòa xét xử những đối tượng chống đối chính trị cùng các luật sư thuộc nhóm nêu trên như Hà Huy Sơn, Trần Đình Triển, Võ An Đôn hay Trần Vũ Hải mà người này cũng thường xuyên trả lời phỏng vấn các trang mạng, báo chí thù địch nước ngoài như BBC, RFA hay VOA… cập nhật trên trang facebook cá nhân của mình những bài bình luận cùng với những phát ngôn gây sốc thể hiện quan điểm ấu trĩ của mình về chính trị, xã hội của Việt Nam. Vừa qua, ngày 28/9/2017, luật sư này cũng đã đăng đàn bình luận về Điều luật số 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành. (Nội dung như hình)


Bài viết trên trang facbook cá nhân của luật sư Lê Văn Luân, ảnh chụp màn hình

Luân khẳng định: Điều 88 BLHS sai cơ bản về bản chất khoa học pháp lý cả mặt nội dung (phủ bác quyền làm chủ quyền lực, làm chủ nhà nước của công dân; tước bỏ quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của con người) và cũng sai hoàn toàn về mặt tố tụng mỗi khi cơ quan tố tụng sử dụng các bài viết của người bị cáo buộc đem đi giám định làm căn cứ buộc tội...”.

Không phải vô cớ mà luật sư Lê Văn Luân đăng bài bình luận trên mà nó được đưa ra hoàn toàn có chủ ý trong bối cảnh hiện nay có rất nhiều đối tượng chống đối đã bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt và xử lý về điều luật này. Với một người bình thường, phát ngôn như vậy là hoàn toàn dễ hiểu và có thể thông cảm được, nhưng với cương vị là một luật sư, đại diện cho pháp luật mà lại có thể dễ dàng kết luận với những lý lẽ như thế thì có thể thấy, không kể những phi vụ bào chữa free (theo lời của các luật sư trong nhóm của ông Luân còn sự thực có free hay không thì chỉ có các ông ấy biết với nhau mà thôi) thất bại của mình cho đám thân chủ thì nó đã chính thức xác định về trình độ “luật học” của ông luật sư này.

Thứ nhất, đây là điều luật được cơ quan có thẩm quyền ban hành từ năm 1999, có nghĩa là rất lâu trước khi những kẻ chống đối - tức những thân chủ của ông Luân, phạm tội và bị xử lý. Do đó, những người này là công dân Việt Nam thì điều đương nhiên sống trên mảnh đất này thì bắt buộc phải tuân thủ những quy định của nó và phải bị trừng trị bởi những chế tài nếu vi phạm. Còn bất cứ cá nhân nào muốn có dân chủ theo ý mình hay cảm thấy sống ở Việt Nam là ngột ngạt, bị khủng bố hay bí bách thì hoàn toàn có thể từ bỏ quốc tịch Việt Nam và chạy theo những giá trị mà bản thân theo đuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, không có một kẻ chống đối nào chạy ra nước ngoài cả mà chúng nhận sự chỉ đạo cũng như thù lao từ bên ngoài để chống lại Nhà nước Việt Nam. Do đó, hành vi phạm tội của chúng phải bị trừng trị là hoàn toàn dễ hiểu.

Thứ hai, luật pháp Việt Nam không điều chỉnh suy nghĩ, tư tưởng của công dân nhưng một khi những tư tưởng đó đã công khai ra bên ngoài với nhiều hình thức khác nhau với mục đích tuyên truyền, xuyên tạc một cách trắng trợn để chống chính quyền thì chuyện những đối tượng này bị xử lý là hoàn toàn đích đáng. Bởi vì, nó đã gây nguy hiểm cho xã hội. Những hình thức biểu hiện của nó có thể thông qua những phát ngôn, bài viết hay những đoạn video clip được đăng tải trên các trang mạng, đặc biệt là facebook và blog. Bởi vì cơ quan điều tra không có thẩm quyền cũng như năng lực để thẩm tra chúng nên mới xuất hiện vai trò của cơ quan giám định. Luật sư Luân bảo rằng “Việc dùng một vài người kết tội tư tưởng của ai đó phạm vào tội nào đó bằng giám định tư tưởng là “xét xử” thay cho cả một quá trình tố tụng thông thường của hệ thống tư pháp” là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, tác giả phải nhắc lại rằng tư tưởng của những kẻ chống đối này nó không ở trong tiềm thức của chúng mà nó đã thể hiện thông qua những hành động cụ thể. Nó đã tác động đến một số bộ phận quần chúng nhân dân và gây ra những nguy hiểm nhất định cho xã hội rồi. Việc luật sư này cố tính lờ đi điều đó là hoàn toàn sai trái và phiến diện.

Thứ ba, điều ông Luân cho rằng đây là điều luật tước bỏ quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người thì mới thực là phi lý. Bởi lẽ, ở trên đất nước Việt Nam gần một trăm triệu người này, thử hỏi có mấy phần trăm dân số coi việc vu cáo, chống đối chính quyền là niềm hạnh phúc nếu không có mục đích gì đen tối bên trong? Do đó, lấy một bộ phận quá nhỏ bé để quy kết cho một tập thể lớn như vậy là không thể chấp nhận được.

Tóm lại, những gì mà luật sư Lê Văn Luân đang phát ngôn trên mạng xung quanh Điều 88 - Bộ luật Hình sự năm 1999 cần phải được gỡ bỏ. Nó không những thể hiện thái độ chống đối mà còn gián tiếp đồng tình, ủng hộ cho những kẻ đang có những hành vi vu cáo, chống lại Nhà nước Việt Nam và cũng cho thấy năng lực thực sự của vị luật sư này.

NGUYỄN GIA THIỀU
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét