VẤN ĐỀ PHI CHÍNH TRỊ HÓA QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN TRONG CUỐN “CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN”

“Phi chính trị” hóa Quân đội và Công an hẳn là chủ đề không mới nhưng vẫn được giới dân chủ nửa mùa trong nước rất quan tâm. Vừa rồi, cuốn sách “Chính trị bình dân” của Phạm Đoan Trang lại tiếp tục để cập tới vấn đề này với một hình ảnh phi thực tế.

Theo cuốn sách viết, Quân đội và Công an là hai lực lượng “có tính chính danh để sử dụng vũ khí, vũ lực và có sức mạnh” dẫn đến “có nguy cơ lạm quyền rất cao”, đồng thời ám chỉ tại Việt Nam đang là chế độ Công an trị. Từ căn cứ đó, Trang đưa đến một viễn cảnh đó là “Nghề Công an trong chế độ dân chủ” trong đó “bất kỳ Công an nào cũng không thể được lệnh hoặc bị ép buộc phải thực thi chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ hay huy động nguồn lực Công an để hỗ trợ hay phá hoại bất kỳ đảng phái, nhóm lợi ích nào cũng như thành viên của đảng phái, nhóm lợi ích đó, “Công an phải nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền dân sự” “Quân đội hoàn toàn giữ tính trung lập, phi chính trị hay nằm ngoài chính trị và hệ thống Quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của chính quyền dân sự”. 
Chính trường Thái Lan suốt một thập kỷ đầy biến động

Ngay từ ban đầu Quân đội và Công an là lực lượng do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, vậy thì nó phải hoạt động phục tùng theo tôn chỉ của Đảng là bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng; đâu thể trở thành một công cụ “ba phải” cái gì cũng đúng, ai bảo cũng nghe được.

Công an và Quân đội phải có tính chính trị, thể hiện ở việc gắn liền với việc bảo vệ giai cấp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đại đa số nhân dân lao động chứ không phải phục vụ cho quyền lợi của bất kỳ hội nhóm tự phát nào. Công an và Quân đội là lực lượng bảo vệ sự phát triển của giai cấp, là công cụ bạo lực vũ trang của Nhà nước đảm bảo sự phát triển ổn định của đất nước, đồng thời cũng là lực lượng tham mưu giúp việc trong phát triển kinh tế, chính trị, đường lối đối ngoại, quốc phòng, an ninh. Còn nếu Công an và Quân đội đứng ngoài chính trị thờ ơ với tình hình của đất nước thì có lẽ chẳng cần lực lượng này làm gì cả.

Thực tế hiện nay, một số quốc gia có nền phi chính trị hóa Quân đội đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về chính trị, bạo loạn, lật đổ trở thành miếng mồi ngon cho các cường quốc xâu xé, để lại hậu quả nặng nề về kinh tế mà điển hình nhất là Thái Lan. Chỉ trong 10 năm trở lại, Thái Lan đã 4 lần thay đổi Thủ tướng và nội các, 2 lần quân đội tham gia đảo chính và vô số cuộc biểu tình của phe đối lập.

BIÊN HÒA
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét