HỒI ỨC GẠC MA CỦA MỘT CỰU CHIẾN BINH

Trong mỗi sự kiện lịch sử, không gì thật hơn là tiếng nói của những người trong cuộc. Nhân 30 năm, tưởng niệm trận hải chiến Gạc Ma, Cựu binh Lê Hữu Thảo (FB Lê Hữu Thảo), người đã có mặt trong hải chiến đã viết trong stt "KÝ ỨC TRÒN 30 NĂM" như sau: "14/3/88 -14/3/2018 Hôm nay là tròn 30 năm và trùng cả ngày âm lẫn ngày dương.

Sự kiện Gạc ma 14/3/1988 (Nguồn: FB). 

Vào giờ này 6h15' 3 tàu chiến khu trục và hộ vệ tên lửa đã bắt đầu áp sát dùng xuồng máy đổ bộ xuống bao vây chúng tôi trên Đảo Gạc Ma. 48 tên mang AK, 1 tên mang súng ngắn, 1 tên mang điện đàm 2w và 3 xuồng máy mỗi xuồng 2 -3 tên. Với khoảng cách quá gần chỉ 2 -3m hoặc 5 - 6m. Tương quan lực lượng chênh lệch nhau quá lớn cả về quân số cả về vũ khí .

64 Cán bộ chiến sĩ đồng đội của chúng tôi , 64 người con ưu tú của đất Mẹ Việt nam đã ngã xuống trong khi làm nhiệm vụ bảo vẹ chủ quyền biển đảo một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ Quốc .

Xin một nén tâm nhang cúi đầu tưởng nhớ đến các anh".


Hãy xem cái cách họ nói, diễn đạt về sự kiện.

Trong đó không hề nói tới bất cứ một mật lệnh không được bắn nào về đối phương để bản thân mình phải hi sinh (?). Trong đó cũng không hề nói tới một chi tiết nào cho thấy, những người lính Gạc Ma năm ấy ngồi yên để những tên xâm lược giết chết và cướp đi những mạng sống của mình. Mà trong đó chỉ đề cập tới việc do chênh lệch lực lượng, do kẻ địch hung hãn, bất chấp ngoài sức tưởng tượng nên mới xảy ra đổ máu, thương vong và không giữ được đảo. 

Câu chuyện chỉ có thế và nỗi đau đó với người Việt, với người thân của những người đã anh dũng ngã xuống đã diễn ra đúng 30 năm. Các anh đã ra đi, đã hòa vào sóng nước của đất trời, để hóa thân và khiến một nhạc sỹ tài hoa nào đó khi nhìn về biển, khi nghĩ tới các anh đã viết: 

"Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển 
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa 
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển 
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc 
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn 
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả 
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn". 

Vì thế, xới lại quá khứ bằng những câu chuyện không thật, xuyên tạc sẽ làm cho nỗi đau ấy lớn hơn mà thôi. Khép lại quá khứ và quan tâm hơn tới thân nhân, những chiến sỹ Gạc Ma may mắn sống sót là điều chúng ta nên làm để sự hi sinh của các anh là có ý nghĩa và xứng đáng!

ĐỨC MINH
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét