VIỆT TÂN VÀ CHIẾC MẶT NẠ NHÂN QUYỀN TẠI ÚC

Vào ngày 7/12/2017 vừa qua, tại thủ đô Canberra, Australia, một buổi điều trần về nhân quyền và môi trường Việt Nam trước Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Liên bang Úc đã được tổ chức dưới sự chủ tọa của Phó Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Dân biểu Anne Aly và Thượng Nghị sĩ Claire Moore. Trong phiên điều trần này, một số kẻ được cho là đang hoạt động vì mục tiêu “dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam, nổi tiếng chống đối chính quyền cũng đã nhanh chóng góp mặt, bao gồm: Linh mục Lê Quốc Thăng, Tổng Thư ký Uỷ ban Công Lý và Hoà Bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Linh mục Phan Sỹ Phương và Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh thuộc Uỷ ban hỗ trợ nạn nhân môi trường biển, Giáo phận Vinh, Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, thành viên Hội Anh em dân chủ và là con của Mục sư Nguyễn Trung Tôn và Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đại diện Đảng Việt Tân tại Úc. Theo thông tin từ trang chủ của Đảng Việt Tân thì buổi điều trần này kéo dài từ 8 giờ 30 phút sáng tới 18 giờ cùng ngày. Nội dung của buổi làm việc của chúng tập trung làm rõ về tình trạng nhân quyền bị vi phạm trầm trọng tại Việt Nam, tự do tôn giáo bị ngược đãi và người dân miền Trung vẫn đang phải sống với những hệ lụy thảm hoạ Formosa.

Trước hết, có thể khẳng định luôn rằng, buổi điều trần này là bất hợp pháp, không phải luật pháp của Việt Nam mà là luật pháp quốc tế. Bởi lẽ, theo quy định của Liên hợp quốc thì không một quốc gia nào có quyền can thiệp chính trị vào một quốc gia độc lập, có chủ quyền khác. Do đó, tính chính danh của phiên điều trần này là hoàn toàn không có. 


Thứ hai là thành phần tham dự phiên điều trần này bao gồm hai phía. Đại diện của Úc bao gồm các Dân biểu Chris Hayes, Tim Hammond, Milton Dick, Thượng Nghị sĩ Zed Seselja, Dân biểu Anne Aly, Phó Chủ tịch tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Úc, Nghị viên Alistair Coe, Thủ Lãnh Đảng Tự do tại Lãnh thổ Thủ đô Úc. Trong khi đó, đại diện của Việt Nam bao gồm những kẻ nêu trên. Do đó, có thể nói rằng, phái đoàn của Úc không phải là đại diện cho đa số những đại biểu trong Quốc hội Úc như danh xưng của những kẻ đang tuyên truyền trên mạng, trong khi phía Việt Nam đều là những kẻ thường xuyên có những hành vi chống đối chính quyền một cách quyết liệt. Vì vậy, chúng không thể là người đại diện cho Việt Nam mà cụ thể ở đây là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ ba là nội dung cuộc điều trần như đã nói ở trên là chúng tập trung làm rõ về tình trạng nhân quyền bị vi phạm trầm trọng tại Việt Nam, tự do tôn giáo bị ngược đãi và người dân miền Trung vẫn đang phải sống với những hệ lụy thảm hoạ Formosa. Những đại biểu của Úc chỉ nghe theo hướng một chiều của những tên chống đối, vi phạm pháp luật Việt Nam thì theo tác giả, những kết luận sau cùng của nhóm đại biểu Úc là hoàn toàn không khách quan. Chí ít họ cũng nên đến Việt Nam trong thời điểm này để xác minh lại những thông tin mà những kẻ kia nêu ra để đảm bảo tính chính xác thì họ lại chỉ nghe thông tin một chiều mà đã ra quyết định như vậy thì hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Mặc dù giới truyền thông thù địch đang lăng xê mạnh mẽ phiên điều trần này và xem như là thành tích của đám chống đối thì theo tác giả đó cũng chỉ là “trò mèo” mà thôi. Thật sự là vớ vẩn hết sức. Trong tư duy của mỗi người dân Việt Nam, những hành động vừa qua tại một số tỉnh miền Trung là có sự sắp đặt, kích động của những kẻ mang danh đại diện của Việt Nam trong buổi điều trần này. Do vậy, chiêu trò đó không hề mới và trước đây đã có nhiều lần mà điển hình nhất là trường hợp của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh khi mà rất nhiều tổ chức “xã hội dân sự, nhân quyền” lên tiếng can thiệp một cách trắng trợn.

Tóm lại, những luận điểm cũng như thông điệp mà các cá nhân chống đối định đem đến thông qua phiên điều trần này là rất rõ ràng và mang tính phản động cao. Điều này không những không có tác dụng gì cho việc ngụy biện về hành vi vi phạm pháp luật của bọn chúng mà còn tăng thêm sự nghi ngờ của nhân dân về những việc làm đó mà thôi.

An Nguy
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét