PHẠM ĐOAN TRANG LẠI NGỨA MỒM

Lâu nay, Phạm Đoan Trang nổi tiếng trong giới zân chủ vì biệt tài Chém Gió. Những luận điệu trong các bài viết của ả đầy rẫy những thông tin bịa đặt. Vừa qua, Đoan Trang đã cho ra sản phẩm cái gọi là “Báo cáo nghiên cứu đánh giá thực hiện Luật tín ngưỡng 2016 và tình hình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”

Bản báo cáo của Đoan Trang và các cộng sự có nội dung lên tới hơn 40 trang, gồm 82 mục ngắn, được chia làm bốn phần, tương ứng với 4 nguyên nhân mà Trang nêu ra cho rằng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo bị vi phạm bao gồm: sử dụng các điều luật, những qui định, để cho các tổ chức tôn giáo phải xin phép hoạt động, nếu không sẽ bị xem là bất hợp pháp; sử dụng bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam, để tấn công khích bác các tổ chức tôn giáo; Nhà nước dùng những tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát để chống lại các tổ chức tôn giáo được dân chúng tự thành lập và cuối cùng là dùng sức mạnh bạo lực nhà nước cộng sản Việt Nam sử dụng để đối phó với các tôn giáo.

Trước hết, người ta đẳ dấu hỏi về mục đích của bản báo cáo. Nó phục vụ nghiên cứu khoa học, hay phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo? Hay thực tế nó phục vụ cho mưu đồ chính trị, bằng cách xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo của chúng ta và tìm cách để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

Bốn vấn đề mà Đoan Trang nêu ra ở đây thực sự không hề mới, nó xưa như diễm luôn. Thử hỏi Trang rằng các quốc gia trên thế giới, kể cả nước Mỹ mà đám zân chủ cuội vẫn hay nhắc tới thì các tôn giáo có chịu sự quản lý của Nhà nước hay không? Còn riêng với Việt Nam, Nhà nước đã quy định rõ các tổ chức tôn giáo phải đăng kí để quản lý theo đúng các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi mọi người dân có thể thực hiện, bày tỏ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mình. Đoan Trang nên hiểu một chân lý trước khi chém gió về tình hình tự do tôn giáo rằng: tôn giáo cũng là một thực thể của xã hội, do con người sinh ra, do đó tôn giáo cũng phải chịu sự quản lý của Nhà nước, của xã hội.

Chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã xác định rõ quyền hạn hoạt động của các tổ chức, cá nhân các tôn giáo trong việc quản đạo, hành đạo, truyền đạo; nơi thờ tự của các tôn giáo được Nhà nước bảo hộ; việc thành lập tổ chức tôn giáo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Phạm Đoan Trang

Người ta vẫn thường nói cấm có sai, đừng nghe cave kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày. Làm gì trên đời này có cái thứ nào gọi là các tổ chức tôn giáo được dân chúng tự thành lập, mọi thứ đều phải đăng ký với chính quyền, Nhà nước mới được phép hoạt động chứ??? Điều giản đơn này Trang cũng không biết chăng?

Vả lại, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định “Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…” Vậy thì Trang lấy căn cứ nào mà lại xuyên tạc cho rằng Nhà nước dùng sức mạnh để đối phó với các tôn giáo? Chẳng lẽ, lại lấy thông tin từ các vụ việc, đối tượng lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật?

Cá nhân người viết không có ý đồ dè bỉu hay chê bai gì Đoan Trang cả, nhưng hình như có vẻ chiêu trò PR bản thân mình trước đám ngoại bang của ả lần này vấp phải nhiều ý kiến quá. Sớm muộn cái kim lâu ngày trong bọc cũng lòi ra mà thôi, không thể “ném đá dấu tay” mãi được đâu.

Thiết nghĩ, là một nhà báo như Phạm Đoan Trang bên cạnh vấn đề chuyên môn, còn là đạo đức, ý thức đối với cộng đồng - quốc gia nếu không thì rất khó thành tài, đặc biệt nếu có kiến thức mà mơ hồ về ý thức, sai lầm về đạo đức thì rất nguy hiểm.

ĐƯỜNG THÀNH
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét