MỤC ĐÍCH CỦA NHỮNG LÁ ĐƠN TỐ CÁO NẶC DANH LÀ GÌ?

Thời gian trước, trong và sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng là thời điểm mà các hội nhóm dân chủ dưới sự giật dây, chỉ đạo của các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong tăng cường các hoạt động tung tin đồn thất thiệt nhằm gây nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận trong quần chúng nhân dân. Hoạt động này diễn ra có tính quy luật, do đó, không phải ngẫu nhiên mà thời điểm trước Đại hội Đảng sắp diễn ra, các tin đồn dạng như kiến nghị, thư nặc danh… được tung ra liên tục. Trong các thủ đoạn chống phá Việt Nam, chiến tranh tâm lý được bọn phản động lưu vong, các thế lực thù địch sử dụng thường xuyên, nhất là thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.
Tạo các đơn tố cáo giả mạo nhằm chia rẽ nội bộ trước thềm Đại hội
Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng internet, việc đưa thông tin cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn với việc sử dụng mạng xã hội, blog cá nhân. Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ thế giới về tốc độ phát triển của mạng Internet. Điều này khiến cho việc tiếp nhận, nhận định mức độ tin cậy của thông tin dường như cũng trở nên khó khăn. Nghĩa là bên cạnh những thông tin chính thống trên các nguồn tin cậy, xuất hiện ngày càng nhiều những thông tin lề trái với mục đích làm nhiễu loạn thông tin. Đây là điều mà bọn phản động lưu vong và các thế lực thù địch chống Việt Nam chú ý lợi dụng để tiến hành chiến tranh tâm lý với việc tung ra các tin đồn thất thiệt dưới nhiều dạng thức khác nhau để gây nhiễu loạn thông tin.

Lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội, thông qua các hội nhóm bất hợp pháp tự xưng là các tổ chức xã hội dân sự như phong trào con đường Việt Nam, hội anh em dân chủ, hội phụ nữ nhân quyền… các thế lực bên ngoài tăng cường các tuyên truyền xuyên tạc nhằm phá hoại Đại hội Đảng lần thứ XII sắp diễn ra. Trong đó, chúng đặc biệt tới việc tung tin đồn thất thiệt về vấn đề nhân sự Đại hội, bằng việc đưa lên mạng xã hội, nhất là trên pafe facebook của các hội nhóm trên các thư, đơn tố cáo nặc danh, kiến nghị… gửi Đại hội nhằm vào một số đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Chẳng hạn như trên một số trang mạng lề trái xuất hiện thư tố cáo ông Nguyễn Xuân Phúc – Phó Thủ tướng Chính phủ do một người tự xưng là Nguyễn Đức Hạnh, công tác ở Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế, Văn phòng chính phủ xác nhận hoàn toàn không có ai tên “Nguyễn Đức Hạnh” hiện đang công tác tại đây. Vậy đó, mấy loại thư, đơn tố cáo nặc danh kiểu như trên chỉ do các đối tượng xấu thêu dệt nên để gây hoang mang dư luận. Thông qua các tin đồn nặc danh, chúng muốn bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo để gây chia rẽ nội bộ. Bởi lẽ, nhân sự là vấn đề hết sức quan trọng trong Đại hội Đảng, được dư luận quần chúng nhân dân đặc biệt quan tâm.

Khi tiếp cận bất kỳ thông tin nào trên các mạng xã hội, mỗi người phải đủ tỉnh táo để phân biệt được nguồn thông tin tin cậy với thông tin từ các trang mạng lề trái. Tâm địa của những kẻ xấu là thông qua các tin đồn thất thiệt dưới dạng các thư, đơn tố cáo nặc danh để làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận quần chúng nhân dân.Với các thông tin dưới dạng trên, chúng ta cần nhận diện được mục đích, mức độ tin cậy và sử dụng các nguồn thông tin chính thống, công khai để phân biệt.


Lan Hương
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét