Hãy hiểu và làm cho đúng./.

Quê mẹ

Trong xu thế phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết đặt ra cho mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam của chúng ta.

Đồng hành cùng xu thế đó, Việt Nam đã và đang mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế sâu, rộng với các nước trên thế giới, tham gia đàm phán, gia nhập tổ chức thương mại, các hiệp định kinh tế,\ trong khu vực và trên thế giới như tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO (2006), Liên minh kinh tế Á Âu, hay đang tham gia đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối EFTA (giữa Việt Nam và Liên minh Châu âu).

Trong các Hiệp định mà Việt Nam đã và đang tham gia ký kết thì đều có các điều khoản bắt buộc Việt Nam và phía đối tác cùng nhau thực hiện, đó chính là những luật lệ được đặt ra cho mỗi một cuộc chơi, khi tham gia mỗi nước phải đảm bảo không vi phạm bất cứ một điều khoản nào dù là nhỏ nhất.

Nhưng bất cứ các luật lệ, điều khoản nào thì đều phải đảm bảo không tác động xâu đến tình hình An ninh quốc gia của đất nước đó, không được ảnh hưởng đến tình hình chính trị tại quốc gia đó, không xâm đến công việc nội bộ của quốc gia đã tham gia ký kết.

Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương là một hiệp định kinh tế lớn, nó có sức hút mạnh mẽ đối với rất nhiều quốc gia trên giới và dĩ nhiên là cả Việt Nam, nó tạo ra một cơ hội không hề nhỏ cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của Việt Nam, một nền kinh tế mà theo các chuyên gia thế giới đánh giá là chưa phát triển theo đúng tiềm năng. Khi tham gia Hiệp định này cán cân thương mại, cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ có sự thay đổi, Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa với lợi thế giá rẻ ra thị trường các nước như hàng nông thủy sản, dệt may, theo đánh giá bước đầu của các chuyên gia kinh tế Việt Nam thì hàng dệt may, và tiểu thu công nghiệp là những ngành nghề mà có điều kiện dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản...

Và cuộc chơi nào cũng đều có luật lệ riêng của nó, Hiệp định thương mại TPP cũng vậy, và khi luật chơi đã được ban hành thì các nước thành viên phải thực hiện đúng, nếu làm trái đương nhiên quốc gia đó sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi chung.

Các luật lệ đó đương nhiên cũng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản đó là không được ảnh hưởng đến chế độ chính trị, công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Điều này là đương nhiên, vậy mà một số kẻ không hiểu là chúng nó có biết điều này hay không? hay cố tình không hiểu điều này, nên gần đây bọn chúng liên tục xuyên tạc, làm méo mó, nhất là vừa rồi nhân dịp sự kiện cơ quan an ninh của Việt Nam bắt tên “dân chủ rởm” Nguyễn Văn Đài, bọn “dân chủ rởm” liên tục có các bài viết cho rằng Việt Nam bắt người vô cớ, đó là sự vi phạm nhân quyền, thậm chí chúng còn cho rằng Việt Nam được sự chỉ đạo của Trung Quốc phải cố tính làm điều này để không được vào TPP. Trên trang Dân Làm Báo ngày 24/12/2015 có đăng tải một bài viết của tên dân chủ Vũ Đông Hà với nhan đề: Ls Nguyễn Văn Đài: Món quà hậu TPP và trước thềm đại hội XII gửi Tập Cận Bình.Trong bài viết bẩn thỉu này, hắn cho rằng Việt Nam đang làm mọi cách đề không được vào TPP, đề không bị mất lòng TQ...
Bài viết thể hiện "trình độ" và sự phản động của Vũ Đông Hà
Thật nực cười, sao bọn chúng có thể phát ngôn ra những điều vô lý, ngu xuẩn thế nhỉ? Đến nay Hiệp định TPP đã xong phần đàm phán, chỉ còn chờ quốc hội của 12 nước thành viên phê chuẩn các điều khoản trong hiệp định, thì vào giữa năm sau là có thể đi đến việc ký kết.

Việt Nam cũng như 11 nước còn lại đều mong muốn tham gia ký kết Hiệp định thương mại quan trọng này, vì những lợi ích to lớn mà nó đem lại. Chính vì vậy, ngay từ đâu Việt Nam đã tham gia đám phán một cách nghiêm túc, và nỗ lực để đạt được những thỏa thuận chung có thể đem lại lợi ích cho các bên tham gia Hiệp định (từ tháng 10-2010, Việt Nam chính thức tham gia đám phán ký kết hiệp định TPP). Nhưng trong bài viết của Vũ Đông Hà, thì hắn lập luận rằng Việt Nam đang không muốn tham gia Hiệp định này nữa, đây là một suy nghĩ rất điên rồ,.Nếu Việt Nam không muốn tham gia thì tại sao Việt Nam phải mất công, mất sức cử người của mình đi đàm phán, ký kết làm gì?. 

Và đâu phải cứ bắt Nguyễn Văn Đài là vi phạm luật nhân quyền đâu, xin thưa với quý vị độc giả, không có một quốc gia nào có thể dung thứ cho những kẻ muốn lật đổ chế độ chính trị, muốn phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân cả, ngay cả bản thân Hoa Kỳ cũng đã và đang làm điều đó, các nghi can khủng bố đã bị Hoa Kỳ bắt giam và tra khảo để lấy thông tin, qua đó giúp cho Hoa Kỳ giảm nguy cơ khủng bố trên toàn nước Mỹ. Vậy thì một đối tượng dân chủ rởm như Nguyễn Văn Đài, chuyên gia xuyên tạc lịch sử dân tộc, chế độ, nhận tiền của bọn thù địch bên ngoài để chống phá Việt Nam, làm ảnh hưởng tới cuộc sống bình yên của người dân Việt Nam thì nhà chức trách Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn chứ.

Nhân quyền chắc chắn là sẽ được mọi quốc gia và chế độ chính trị tôn trọng, nhưng nó phải trong giới hạn cho phép, không phải là thứ nhân quyền vô tổ chức, không được kiểm soát. Vì vậy, những hành động lợi dụng vấn đề nhân quyền để xuyên tạc, chống phá chế độ chính trị sẽ bị loại bỏ ra khỏi xã hội.

Xin quý vị độc giả hãy tin tưởng rằng Nhà nước ta sẽ làm mọi thứ để cho đất nước phát triển, quốc gia giàu mạnh, nhân dân yên bình.. và mọi người cũng nên chung tay với nhà nước đã tẩy chay những tên vô lại, lúc nào cũng âm mưu đẩy đất nước ta tới bờ vực chiến tranh, chết chóc...
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét