THÁNG TƯ VÀ SUY NGHĨ VỀ HÒA HỢP, HÒA GIẢI DÂN TỘC

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đi qua 43 năm, nhưng vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc xem ra còn rất phức tạp. Bởi, có quá nhiều yếu tố ảnh hường, thậm chí là gây trở ngại, Tuy nhiên, không có nghĩa là không thể, không bao giờ hòa hợp được giữa những người con cùng dòng máu lạc hồng, con rồng cháu Tiên, cùng thờ chung một đất Tổ vua Hùng. 

Chúng ta đều biết rằng, những biến cố đau thương trong quá khứ của thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước, những sứ mệnh lịch sử của dân tộc đã tác động đến tình hình chính trị xã hội của đất nước, mà cuộc kháng chiến 20 năm và xa hơn nữa là cuộc kháng chiến 30 năm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đã kết thúc bằng thắng lợi vẻ vang tháng 4/1975. Lần đầu tiên trong lịch sử quân xâm lược đã bị tống cổ ra khỏi bờ cõi, một minh chứng hùng hồn tinh thần quật cường vì độc lập tự do của dân tộc Việt và nay giang sơn đã thu về một mối.

Thế nên, vì hoàn cảnh khách quan đất nước vẫn còn có những người trước kia thuộc về bên kia chiến tuyến, họ là người Việt Quốc gia đã một thời phục vụ cho ngoại bang, chống lại sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, rất nhiều người sống ở trong nước và một bộ phận không nhỏ sống ở nước ngoài mang danh “tỵ nạn” cộng sản, cùng với với nhiều lý do khác nhau nên cũng có rất nhiều người Việt đang sống và làm ăn ở nước ngoài, tổng số lên tới khoảng gần 4,5 triệu người.


Có một thực tế không thể phủ nhận, một bộ phận kiều bào ở nước ngoài chưa thực sự hiểu biết rõ về chính sách về Đảng, Nhà nước VN, phần vì thiếu thông tin, có những người vì thù hận, lại có những kẻ dã tâm chính trị, cùng các thế lực quốc tế lợi dụng để chống Việt Nam… Tựu chung lại, họ là người Việt. Thế nên, dù ai có “Nói ngả nói nghiêng” thì dòng máu lạc hồng vẫn chảy trong huyết quản của những người dân Việt ở quê nhà và cùng những người Việt đang sống đâu đó trên Qủa đất này đều giống nhau, đều là máu đỏ da Vàng của dân tộc Việt Nam. Vì thế, người dân Việt Nam đã từng khẳng định một chân lý đã trở thành bất hủ rằng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tổ Quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

Thế nên, việc hòa hợp dân tộc là rất cần thiết, và rất cấp bách lúc này, để dòng máu Lạc Hồng của người Việt cùng chảy qua một trái tim, hòa chung cùng một nhịp đập, để con dân đất Việt hòa hợp thành một khối thống nhất, để kiến thiết đất nước mạnh giầu, đủ khả năng bảo vệ giang sơn gấm vóc mà tổ tiên, cha ông để lại. Tuy nhiên, việc thực hiện hòa hợp thật sự xảy ra nếu như cả hai bên cùng biết khoan dung, độ lượng, ngồi lại với nhau và bỏ qua những gì đã xảy ra trong quá khứ, cho dù đó là lỗi của bên này hay bên kia.

Ai cũng biết, Chiến tranh là đau thương, mất mát, cuộc sống tiêu điều, nhân tâm lý tán, đất nước nát tan điều đó chẳng ai mong muốn. Tuy nhiên, trong công cuộc hòa hợp này, không bao giờ, bất cứ ai được phép phủ nhận cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc ngoại xâm giành độc lập tự do cho dân tộc và thống nhất đất nước, đó là một quyết sách đúng đắn của người Việt Cộng sản. Đó là, thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc Việt không chịu khuất phục trước cường quyền. Đất nước Việt Nam nhỏ bé suốt chiều dài lịch sử 4000 năm luôn là nạn nhân của những cuộc xâm lăng của ngoại bang, người dân Việt thấu hiểu quá nhiều về chiến tranh và giá trị của một nền hòa bình.

Đau thương, mất mát trong chiến tranh giành độc lập dân tộc là quá lớn, hậu quả mà chúng ta phải hứng chịu là quá nặng nề, Thế nên, ai đó cứ bảo thủ, giữ mãi sự chia rẽ, nuôi dưỡng mãi hận thù đó là hành vi, một trong những nguyên nhân, để khoét sâu thêm nỗi đau của dân tộc, nỗi đau chung đó cần phải được hàn gắn sớm được gỡ bỏ. Tuy nhiên, đáng tiếc thay vì hàn gắn, có một thực tế không thể phủ nhận, đây đó vẫn có một số người cố tình “Đào bới lịch sử”, họ “Bới lông tìm vết” Cố tìm những thứ mà mình không có, để đảo ngược lịch sử, gợi lại vết thương cũ tuy đã lành sẹo nhưng vẫn còn nhức nhối về sự chia rẽ trong lòng dân tộc, nay đang nỗ lực để “Hóa giải” để hòa hợp dân tộc.

Vì thế, đào bới lịch sử là tạo nên hận thù, xây thêm hố ngăn cách cùng những toan tính sai lầm, đó là tội ác, càng làm cho đất nước bị suy yếu. muốn đất nước ổn định và phát triển, chỉ còn cách duy nhất là đoàn kết dân tộc để cùng chung tay xây dựng đất nước Việt hùng cường. Vì thế, người dân Việt trong và ngoài nước cần có sự đoàn kết để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, để sớm có tiềm lực quốc phòng hiện đại, sớm đưa nước ta trở thành cường quốc hùng mạnh. theo đúng nghĩa để bạn bè kính nể, kẻ thù không thể bắt nạt theo kiểu “Cá lớn nuốt Cá bé”.

Cuộc chiến đã chấm dứt 43 năm, nhân dân và Nhà nước Việt Nam đã từ lâu không hề nhắc đến tội lỗi và cũng chẳng ai thù hằn các cá nhân đã một thời lầm lỗi. Ngày chiến thắng 30/04/1975 là ngày vui chung của toàn dân tộc, ngày hội của non sông thống nhất. Hôm nay, đất nước thanh bình nhân dân đang sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc, đang chung tay, chung sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì chẳng có lý do gì mà khơi lại quá khứ đau thương của cá nhân và của cả dân tộc này.

Mặc dù trong suy nghĩ của nhiều người còn có những khác biệt về nhận thức, cách nhìn nhận nhiều vấn đề “Trong và sau cuộc chiến”, tuy nhiên, những mặc cảm của quá khứ cũng đã đến lúc được rũ bỏ, những hận thù và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau cũng cần hóa giải. Vì thế, người Việt hiện nay đang cần đến nhau và vì nhau hơn lúc nào hết, để đại đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất, có đầy đủ khả năng và sức mạnh để kiến thiết đất nước, chống kẻ thù chung bảo về giang sơn, gấm vóc của tổ tiên, cha ông để lại.

Tổ quốc Việt Nam thân yêu vẫn giang rộng vòng tay đón chào những người con đất Việt xa sứ dù quá khứ ra sao, hiện tại thế nào, nay muốn trở về với đất mẹ. Vì thế, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi Kiều bào là một bộ phận khăng khít không thể tách rời của đại gia đình dân tộc Việt Nam và chưa bao giờ từ bỏ những người Việt tha hương và sẵn sàng chào đón nếu những người con xa tổ quốc thực sự muốn gắn kết cùng cộng đồng dân tộc.

NẮNG THÀNH THỊ


Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét