LUẬT AN NINH MẠNG VÀ GÓC NHÌN PHIẾN DIỆN CỦA BBC

Nhân việc Quốc hội họp để thông qua Luật An ninh mạng., mới đây, BBC đăng tải bài viết "VN muốn kiểm soát chặt hơn nữa Facebook và Google?', trong đó nêu lên luận điểm: Giới chức Việt Nam dường như đang muốn kiểm duyệt gắt gao hơn nữa các hoạt động trên mạng, đặc biệt là các hoạt động online của giới bất đồng chính kiến

Xung quanh chuyện này đã có những bàn luận vào ra, cho rằng nên hay không nên thông qua dự thảo luật An ninh mạng và những chế tài kèm theo (như việc các trang mạng lớn phải đặt máy chủ tại Việt Nam)... Trong khi với quan điểm "để quản lý" và ngăn chặn những hành vi lợi dụng chống đảng, nhà nước và pháp luật sở tại thì không ít kẻ (đa phần là số có quan điểm trái chiều hoặc số có hoạt động chống đối, lợi dụng các trang mạng để thực hiện hành vi vi phạm...) đứng ra phản đối. 


Tuy nhiên, sự việc sẽ dễ dàng đối chiếu hơn nếu chúng ta có một phép so sánh, đối chiếu. Theo đó, theo một thống kê chưa chính thức thì hiện Facebook, Google đã thực hiện việc đặt máy chủ ở rất nhiều nước. Tại châu Á, Facebook, Google đã tiến hành đặt máy chủ tại 2 nước, vùng lãnh thổ là Singapo và Hồng Kông. VN là quốc gia có số lượng sử dụng, truy cập Facebook, Google nhiều thì tại sao chúng ta không thực hiện điều đó, để vừa thuận lợi cho người dùng, vừa để cơ quan hữu trách thực hiện việc quản lý theo luật định???? 

Đó là chưa nói điều này càng có ý nghĩa thời sự khi gần đây hàng chục trường hợp đã bị cơ quan Công an bắt giữ. Mới đây là trường hợp tại Thanh Hóa. Trong khi đó, do máy chủ của Facebook, Google không có tại Việt Nam nên khiến cơ quan hữu trách khi xác định một ai đó lợi dụng mạng xã hội để phạm tội trở nên khó khăn và có nhiều cản trở hơn. 

Luật An ninh mạng được thông qua kèm theo điều khoản Facebook, Google và nhiều công ty có chức năng tương tự khác đặt máy chủ tại VN sẽ mở ra cơ hội làm trong sạch mạng xã hội. 

Với bài báo của mình, có thể BBC đã có được câu trả lời của chính mình. Đó cũng có thể xem là một sự thắt chặt, ý định muốn kiểm duyệt gắt gao hơn nữa các hoạt động trên mạng. Nhưng đó là điều dễ hiểu và phụ hợp với xu thế tự vệ của bất cứ một nhà nước, chế độ nào. Và rằng cuộc chơi nào cũng có chế tài, anh chỉ được bước vào cuộc chơi đó khi anh sòng phẳng với đối phương. Còn không chuyện anh bị hạn chế và tuýt còi là lẽ đương nhiên!

MINH THÀNH
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét