HÒA HỢP, HÒA GIẢI DÂN TỘC PHẢI XUẤT PHÁT TỪ 2 PHÍA

Hàng năm cứ đến dịp 30/4, người ta lại bàn đến vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc, về cái gọi là "bên thắng cuộc", "bên thua cuộc". Và tôi nghĩ dẫu có đặt mình ở "bên" nào thì cũng cần có một sự nhìn nhận lại thật thích đáng.. Nam - Bắc thì cũng một dải đất, một vùng lãnh thổ đã tồn tại hàng nghìn năm. Và vì thế cuộc chiến mà xóa bỏ ranh giới đã từng tồn tại phân chia lãnh thổ thì nên gọi là sự thống nhất. 

Nhưng, có vẻ như vẫn còn một bộ phận tỏ ra hậm hực và muốn làm sâu thêm những viết thương cũ. Mới đây, BBC có đăng tải  "30/04: Bên thắng cuộc và thua cuộc nghĩ gì?"của một người có tên TS Phạm Đỗ Chí gửi bài từ Florida, Hoa Kỳ đại diện cho khuynh hướng này. Bài viết cho rằng: "Bên Thắng Cuộc' gồm hơn bốn triệu đảng viên kể cả guồng máy quân sự và an ninh lớn mạnh và toàn trị, lại thêm đông đảo nhóm hậu thuẫn nắm đặc quyền và đặc lợi kinh tế, từ sức mạnh chung ý thức hệ ngày trước chuyển sang quyền lợi chính trị và nhất là quyền lợi kinh tế chung bây giờ phải bảo vệ, không dễ gì muốn đối thoại (và có lẽ không có lý do gì để đối thoại) với nhóm 'bên kia' - Phe Thua Cuộc.

Trong đất nước có gần 90 triệu người do Bên Thắng Cuộc kiểm soát chặt chẽ, cũng khó biết có bao nhiêu người chia sẻ thật sự chủ nghĩa và chế độ cai trị của giới cầm quyền.


Qua các sách báo và tiếp xúc hàng ngày, nhất là những lúc tâm sự thật lòng, nhiều quan sát viên có thể nhận ra nhiều tầng lớp dân chúng trong miền Nam vẫn mơ về những ngày cũ với "Bên Thua Cuộc" hay ít nhất là lý tưởng của họ.

Ngay ra ngoài Bắc, nơi cốt lõi của Bên Thắng Cuộc, không ít thanh niên bây giờ hay ngay cả bô lão còn khen tụng thăm hỏi về những cái hay cũ của VNCH, nhất là thời vàng son của miền Nam 1956-62 dưới nền Đệ nhất Cộng hòa". 

Bài viết cũng nói đến việc "những người trong nước", thắng cuộc sẽ mời những người Việt ra đi sau sự kiện 30/4 về nước để xây dựng quê hương, xứ sở. Những đô thị và nền công nghiệp tại khu Bolsa bên California, Eden Center ở Virginia, hay Bellaire ở Houston Texas có sự hiện diện của người Việt sẽ đảm bảo cho VN chúng ta có một tương lai phú cường và giàu mạnh. Đó được cho là một ý tưởng táo bạo nhưng xin nói luôn, để có được điều đó phụ thuộc vào cả hai bên. Nhà nước VN mở lòng nhưng cần một sự đón nhận nhiệt tình và thành tâm từ những người đã ra đi. 

Nói ra chuyện này, không muốn lên án hay công kích ai đó nhưng còn nếu còn những người như TS Phạm Đỗ Chí và những người hứa hẹn sự quay trở về như một sự đổi chác thì sự hòa hợp dân tộc trong ngoài còn lâu mới xảy đến. Và chính những người này (bao gồm cả BBC) chưa nên hoặc không nên nói về hòa hợp dân tộc. Bởi hơn bao giờ hết hòa hợp dân tộc không nên nói mà không làm và nó phải được xuất phát từ 2 phía!

HỌC THỨC
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét