HỘI CHỨNG TỰ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Là một nước pháp quyền, mọi hoạt động đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, Việt Nam luôn đảm bảo nguyên tắc đó. Đối với mỗi sự kiện chính trị, xã hội quan trọng, tinh thần dân chủ luôn được phát huy một cách tối đa, đảm bảo sự khách quan và minh bạch, hợp Hiến. Tuy nhiên, những nỗ lực và cố gắng đó cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Đó là việc có những kẻ lợi dụng tính dân chủ này để tìm cách phá hoại đất nước. Và điều đó cần phải được cảnh tỉnh và phải bị lên án.

Một minh chứng rõ nhất là chuyện “Hội chứng tự ứng cử Đại biểu Quốc hội” trước thềm Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV. Lợi dụng sự dân chủ trong quá trình bầu cử Đại biểu Quốc hội, một số kẻ đã tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV sắp tới. Nếu như đó là những người dân Việt Nam chân chính thì điều này thật đáng quý; tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là những kẻ tuyên bố tự ứng cử chủ yếu là những nhân vật nổi tiếng trong giới “rận chủ” chuyên tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước.

Vậy, “rận chủ” tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV để làm gì?

Có lẽ chống phá Nhà nước, biến sự kiện chính trị lớn này thành một trò hề là câu trả lời hợp tình, hợp lý nhất. Một loạt cái tên trong đám rận chủ như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Trung Lĩnh, Đặng Bích Phương, Nguyễn Thúy Hạnh, Đình Hà, Võ An Đôn lại thêm cả nhân vật Nguyễn Công Vượng cũng đã hưởng ứng và tham gia “phong trào tự ứng cử độc lập”.
Dường như cảm thấy rằng, cái trò quấy nhiễu và phá hoại của đám rận chủ đã trở thành hội chứng ầm ĩ trên một số trang mạng lá cải trong mấy ngày qua. Đó là “Hội chứng tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội”. Đám rận chủ tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV chỉ nhằm mục đích phá hoại sự kiện chính trị lớn này của đất nước cho dù những hành động đó biến chúng trở thành những chú hề trên mạng.
Những kẻ ảo tưởng có lẽ là cách gọi hợp lý nhất. Hãy tự mình soi xét để tự thấy xấu hổ:
———
Tiêu chuẩn của người ứng cử Đại biểu Quốc hội:

1. Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật.
3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.


Trương Minh
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét