MỘT SỐ NHÂN VẬT TỰ ỨNG CỬ BỊ LOẠI LÀ ĐIỀU TẤT YẾU

Tại buổi làm việc của đoàn giám sát công tác bầu cử do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu với thành phố Hà Nội sáng 15/3, Tiểu ban an ninh Hội đồng bầu cử Quốc gia cho rằng: trong 47 trường hợp tự ứng cử khu vực Hà Nội, có tổ chức phản động cung cấp tài chính để vận động bầu cử cho một số người, tuy nhiên ông không nêu cụ thể trường hợp nào.

Theo một thành viên đoàn giám sát, Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia nhận định kỳ bầu cử lần này phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử.
Ông Nguyễn Văn Phong Trưởng tiểu ban tuyên truyền bầu cử thành phố Hà Nội cho biết: ngoài một số trường hợp “tự ứng cử với mục đích khác”, hồ sơ tự ứng cử tăng là điều đáng mừng vì nó thể hiện tinh thần dân chủ được đề cao thời gian gần đây và một số người mong muốn đóng góp cho xã hội, đất nước nên ứng cử.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc ứng cử, đề cử là mở rộng dân chủ tuy nhiên phải đảm bảo chất lượng, số lượng, cơ cấu theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, Đảng, và Nhà nước ta hiện nay ngày càng mở rộng và đảm bảo quyền lợi cho cử tri, nhất là các đối tượng được đi bầu theo quy định mới như: người trong trại tạm giam; người Việt Nam ở nước ngoài về, điều này đã khẳng định mục tiêu tăng cường dân chủ, quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam, không phân biệt đối xử ở cả trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc lại người tham gia ứng cử, bầu cử ngoài việc hướng tới mục đích chính trị, xã hội trong sáng để có thể đại diện hợp pháp cho quyền lợi cử tri mình đại diện, còn phải tuân thủ các quy định pháp luật, không được lợi dụng cơ chế dân chủ để nhằm thực hiện những mục đích tư lợi cá nhân, hoăc âm mưu chính trị xấu (như việc thực hiện các mưu đồ lật đổ, chống phá chế độ của các tổ chức phản động).
Một trong những nhân vât tự ứng cử không nhận được sự úng hộ của dư luận, quần chúng
Do vậy thời gian tới sẽ có những trường hợp tự ứng cử không đảm bảo được các yêu cầu về chính trị, pháp luật trên sẽ nhanh chóng bị loại khỏi các vòng hiệp thương là điều dễ hiểu, tất yếu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là các đối tượng phản động trong và ngoài nước sẽ lợi dụng điều này để vu cáo Nhà nước ta không có tự do, không thực hiện các chính sách dân chủ trong bầu cử.

Tiến Tài
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét