ASEAN VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Năm 2017, dư luận tiếp tục quan tâm nhiều đến vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Năm nay, chương trình nghị sự Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ được tổ chức tại Philippines vào tháng 11. Đây là sự kiện quan trọng nhất của ASEAN và người ta hy vọng, vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ được các nước ASEAN đưa ra bàn luận tại đây.

Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Philippine Enrique Manalo cho biết một trong những mục tiêu chính của Philippines năm nay trong vấn đề hợp tác với Trung Quốc là nỗ lực tiến đến hình thành bộ khung cho COC vào cuối năm nay. Tuy nhiên, đã có những sự thay đổi ngay sau đó. Khi được hỏi về việc Philippines có đưa phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế PCA về đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông hay không, thì Thứ trưởng Enrique Manalo cho rằng không cần thiết vì trong thực tế phán quyết đã hiện hữu.

Từ đó có thể nhận thấy, những quyết định này là hệ quả của những thay đổi về chính sách của Philippines dưới thời của Tổng thống Duterte. Được cho là người lập dị bởi những phát ngôn gây sock nhưng chính ông Duterte đang thể hiện đưa Philippines theo đuổi một chính sách hai mặt. Một đằng vẫn lấy vấn đề biển Đông làm vũ khí cân, đo, đong đếm trong các quan hệ quốc tế với các đồng minh nhưng một mặt cũng dùng chính vấn đề này để xích lại gần hơn với các nước xung đột như Trung Quốc.
Tổng thống Philipines Duterte

Việc thực hiện chính sách hai mặt như vậy đã giúp chính phủ của ông Duterte đạt được một số kết quả nhất định. Trung Quốc đã chấp nhận cho Philippines đánh bắt và khai thác hải sản ở bãi đá cạn (nơi đang xảy ra tranh chấp giữa hai nước tại biển Đông). Cũng chính từ việc tranh chấp bãi đá này mà Philippines đã khởi kiện thành công Trung Quốc. Tuy nhiên về lâu dài, đó chưa chắc đã phải một lựa chọn khôn ngoan với một Trung Quốc thâm hiểm và dã tâm như vậy.

Việc khẳng định rằng không nhắc tới phán quyết của Tòa quốc tế về biển Đông của Ngoại trường Philippines và Tổng thống Duterte có thể coi là một tuyên bố có lợi cho Trung Quốc và bất lợi cho các nước khác trong ASEAN như Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn vào chính sách hai mặt trước mắt của đông Duterte, dã tâm của Trung Quốc, sự can thiệp của các cường quốc khác như Nga, Mỹ và các nước ASEAN thì chưa thể khẳng định những tuyên bố trên sẽ được Philippines thực hiện vào tháng 11 năm nay. Vì những tuyên bố đó không đồng nhất với những gì ông Duterte sẽ làm.

ĐỨC HUY
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét