Bên lề hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean: áp lực lên trung quốc từ úc

Lữ Khách

Ngoại trưởng ÚC Julie Bishop (Nguồn: Sydney Morning Herald)

Mặc dù không phải thành viên của cộng đồng chung Asean và cũng không tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean tại thành phố Sunnylands, bang California trong hai ngày bắt đầu từ hôm nay. Song mới đây nhất người đứng đầu cơ quan ngoại giao Úc - bà Ngoại trưởng ÚC JulieBishop đã phát di thông điệp "muốn Trung Quốc đưa ra một "lời giải thích thấu đáo" về những dự án xây đảo nhân tạo phi pháp hàng loạt của nước này trên Biển Đông".

Hôm 14/2/2016, bà Ngoại trưởng ÚC JulieBishop đã bắt đầu chuyến công du Châu Á với hai điểm đến trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc. Tại Trung Quốc, bên cạnh việc để nghị Trung Quốc có những động thái quyết liệt hơn trong việc gia tăng sức ép, ngăn chặn việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân thì bà JulieBishop sẽ đề cập đến các bất ổn tại khu vực Biển Đông mà Trung Quốc được cho là nhân tố chính. 

Để chỉ ra nguyên nhân tại sao khiến Úc - một quốc gia không có quyền lợi tại biển Đông vẫn tích cực không kém các quốc gia liên quan (như Việt Nam) trong việc ngăn chặn, kiềm giữ các hoạt động gây hấn, vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc tại khu vực này. 

Thứ nhất, Úc tuy là quốc gia không có mối quan hệ mật thiết cũng như gần gũi với Mỹ như Anh, Pháp hay Đức song xét về mặt tổng thể thì Úc vẫn được xem là đồng minh thân cận tại Châu Úc và Châu Á. Và vai trò của Úc càng được gia tăng khi Mỹ đã chuyển trục chiến lược sang Châu Á để hạn chế sự lớn mạnh bất thường, không hòa bình của Trung Quốc. Cho nên, chúng ta có thể hoàn toàn dễ hiểu khi Úc lại lên tiếng và điều đáng nói là chuyến công du của Ngoại trưởng nước này tới Trung Quốc và đề cập tới vấn đề Biển Đông trong bối cảnh Mỹ và các nước Asean đang nhóm họp tại Mỹ để bàn về các vấn đề hai bên quan tâm, trong đó có thảo luận về đối sách với Trung Quốc trên biển Đông. 

Động thái này của Úc xét về mặt hình thức không liên quan gì đến hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Asean song nó cũng sẽ gia tăng niềm tin cho các nước Asean trong thực hiện đối sách theo đề nghị của Mỹ đối với Trung Quốc trên biển Đông. Và xem chừng đối với nước Mỹ thì nó không khác gì một thứ gia vị để thuyết phục các thành viên Asean về những điều do mình nêu ra và đề xuất. 

Thứ hai, sự gần gũi về mặt địa lý giữa Biển Đông và khu vực biển thuộc quyền tài phán của Úc và các nước thuộc Châu Úc khiến Úc không thể đứng nhìn các quốc gia Asean hành động mà mình lại không thực hiện. Sự tham lam và bất chấp pháp luật quốc tế là điều mà Úc không lạ gì về Trung Quốc khi nước này liên tục cử quan sát viên để giám sát các hoạt động trên Biển Đông. 

Chính vì vậy, nói theo một tư tưởng lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 2 kháng chiến chống Pháp, Chống Mỹ đối với nước Lào là: "Giúp bạn là giúp mình thì việc Úc vào cuộc lúc này không khác gì chính họ đang ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tới ngôi nhà của mình. 

Nói như thế để thấy rằng, ở đây động cơ khiến Úc vào cuộc là sự kết hợp giữa hai nhân tố: Hối thúc từ Mỹ và nguyên nhân có tính tự thân. Và đối với các quốc gia Asean nói chung, Việt Nam nói riêng thì đây là thông tin hết sức vui mừng, bởi mục tiêu chúng ta hướng đến vẫn là "quốc tế hóa vấn đề Biển Đông' và thu hút sự chú ý của công luận vào việc giải quyết các tranh chấp tại khu vực này. Úc không chỉ lên tiếng đồng thuận, lên án hành động của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông mà dường như họ đã, đang và sẽ làm được những điều lớn hơn thế. 

Vấn đề đáng quan tâm còn lại là liệu rằng lời chất vấn của bà Ngoại trưởng Bishop có được Trung Quốc lưu tâm? Hay đó cũng chỉ là ý chí của Bà Ngoại trưởng Úc và Trung Quốc sẽ không thay đổi cho dù với bất cứ lí do gì? Thì xin thưa rằng, chính lời khẳng định của các nhà lãnh đạo Trung Quốc (Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du Mỹ hồi năm ngoái khẳng định nước này không có ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông; Ông Vương Nghị cũng từng nói đường băng và các công trình mà Trung Quốc xây dựng (trái phép) ở Biển Đông chủ yếu chỉ nhằm phục vụ các nhiệm vụ "nhân đạo" - Theo Pháp luật TPHCM) sẽ là sợi dây khiến Trung Quốc sẽ không có cớ để phớt lờ lời đề nghị chất vấn từ bà Ngoại trưởng Úc. Chúng ta hãy chờ đợi những phản hồi từ Trung Quốc từ chuyến thăm của bà Ngoại trưởng Úc. 

P/s: Người viết sẽ quay lại chủ đề này khi có thêm thông tin. 
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét