PHILIPPINES ĐANG HÀNH ĐỘNG ĐÚNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG

"Philippines có thể sẽ xem xét đàm phán song phương với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông với điều kiện Manila thắng kiện tại tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague".
Người dân Philippines mang mặt nạ khỉ biểu tình trước văn phòng lãnh sự Trung Quốc ở thành phố Makati (Philippines) vào ngày 5-2-2016. (Ảnh: EPA)
Thông tin trên đã được loan báo từ báo Pháp luật TPHCM được cho là phát biểu của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario "người sẽ từ nhiệm vào tháng tới vì lý do sức khỏe, cung cấp trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 12-2 (giờ địa phương)".

Nếu được hỏi tính đến thời điểm hiện tại Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á tỏ ra quyết liệt và sốt sắng nhất trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông từ mối tương quan với Trung Quốc? Thì xin trả lời là Philippin. Cách đây hai năm, trước các hành động gây hấn trên biển Đông trong khu vực mà nhà chức trách Philippin là vùng lãnh hải của mình thì tổng thống nước này đã ngay lập tức lên truyền thông đưa ra những tuyên bố hết sức cứng rắn về chủ quyền lãnh hải. Thậm chí, đã xảy ra những cuộc khẩu chiến giữa Philippin - Trung Quốc mà bất cứ ai theo dõi cũng sẽ hình dung điều gì sẽ diễn ra sau đó (Chiến tranh trên biển Đông giữa hai nước).

Tuy nhiên, dường như mối lo chiến tranh song phương Philippin - Trung Quốc đã được xóa tan sau khi Philippin quyết định trình hồ sơ "về các yêu sách chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở biển Đông" để kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế tại Hague (Hà Lan). Và tại thời điểm đó, Philippin đã kiên quyết từ chối những lời đề nghị đàm phán song phương từ Trung Quốc. Với cách làm này, Philippin vừa được tiếng là kiên quyết trong giải quyết vấn đề thuộc chủ quyền lãnh hải của mình trên Biển Đông song không tạo cớ để Trung Quốc gia tăng các hoạt động gây hấn cũng như thiết lập một trật tự khác có lợi tại đây.

03 năm trôi qua kể từ thời điểm Philippin chính thức khởi kiện TQ ra tòa án quốc tế, trước những tín hiệu cho thấy Tòa án tại Hague (Hà Lan) đang thể hiện sự đồng thuận với những bằng chứng, cáo buộc do Philippin đưa ra đối với Trung Quốc thì Philippin đang tính toán để đi nước cờ tiếp theo: "Khi phán quyết của tòa trọng tài được đưa ra, và nếu có lợi cho chúng ta, tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu một cuộc đàm phán song phương bởi chúng ta đã có nền tảng để tiếp cận cứng rắn khi ngồi vào bàn đàm phán.

Nếu phán quyết không có lợi cho chúng ta, họ (tức Trung Quốc) sẽ tiếp cận chúng ta" (Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario).

Rõ ràng, nếu quyết định đàm phán từ thời điểm mới khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, điều mà Philippin sẽ nhận được lớn nhất cũng chỉ là 'sự thương hại' của người Trung Quốc bởi khi đó Philippin không có bất cứ điều gì để ràng buộc hay điều kiện để Trung Quốc phải chấp nhận một phương án có tính đổi chác có lợi cho Philippin. Song mọi thứ sẽ hoàn toàn thay đổi khi cuộc đàm phán song phương giữa hai nước có thêm tiếng nói ủng hộ của Tòa án quốc tế tại The Hague. Từ sau chiến lược "trỗi dậy không hòa bình' của mình, Trung Quốc nổi tiếng với sự ngang ngược và bất cần đến khó chịu, tuy nhiên, đó không phải là điều mà TQ muốn duy trì lâu dài, nhất là trong bối cảnh các nước lớn (Nga - Mỹ) đang đạt được những thỏa thuận chung trước các vấn đề cùng quan tâm.

Cho nên, sự tôn trọng luật pháp quốc tế sẽ là điều mà Trung Quốc sẽ phải thực hiện một cách nghiêm túc nếu không muốn thế giới cô lập mình dài thêm nữa. Đó cũng là lí do khiến Philippin bỏ thời gian ra để chờ đợi và thực hiện mục đích của mình và tin chắc rằng Philippin sẽ không về không sau cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc vào thời gian tới.



Xin thông tin thêm là tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean sắp diễn ra tại Mỹ, vấn đề Biển Đông sẽ là vấn đề an ninh hàng đầu trong chương trình nghị sự. Và ưu tiên hàng đầu của người Mỹ vẫn là thuyết phục các nhà lãnh đạo Asean "theo đuổi quan điểm chung bằng cách kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế". Và với những đã, đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới, Philippin đang tỏ ra mình thức thời như thế nào trong việc giải quyết các bất động trên biển Đông! 

Lữ Khách
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét