NÓI TIẾP CHUYỆN GS CỐNG


Tác giả: Bien Che viết lúc 03/02/2016 | 3.2.16

Đúng vào ngày kỷ niệm 86 năm ngày ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng giữ vai trò lãnh đạo duy nhất tại Việt Nam nhận một hung tin là GS Nguyễn Đình Cống (Vào đảng từ năm 1985) đã tuyên bố xin ra khỏi Đảng. Và xin nói luôn đây cũng là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam chứng kiến một điều chưa có tiền lệ đúng vào dịp sinh nhật của mình. Cho đến thời điểm hiện tại, xung quanh việc GS Cống tuyên bố xin ra khỏi Đảng đã có rất nhiều ý kiến bàn ra; có người đã ca ngợi ông Cống là một người dũng cảm, dám kết thúc những điều mà chính ông thấy không còn cần thiết (đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam). Tuy nhiên dường như chưa thấy một ý kiến nào thực sự xác đáng về sự việc này và hầu hết những ý kiến bênh vực, cổ súy cho hành động của ông Cống hoặc là từ những người không phải là Đảng viên, hoặc cá nhân đó đã từ lâu không mằn mà với Đảng. 

Ở Entry này tôi xin được chỉ ra một khía cạnh khác về hành động "động trời" của GS Nguyễn Đình Cống để nói rằng việc tuyên bố xin ra khỏi Đảng của GS Cống không quá ảnh hưởng tới sự nghiệp cũng như mục tiêu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ theo đuổi. 

Chân dung GS Cống (Nguồn: Internet)

Trong phần lí giải động cơ tại sao không sớm hơn, cũng không muộn hơn GS Cống lại đưa ra lời tuyên bố xin ra khỏi Đảng đúng vào thời điểm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vừa kết thúc và đúng vào ngày kỷ niệm 86 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ông này đã cho hay: "Thực ra ý định ra khỏi Đảng có từ lâu rồi. Nhưng tôi vẫn muốn kéo dài ra đến Đại hội 12 vì trước đại hội 12, tôi cũng đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho đại hội, muốn đại hội thảo luận, trao đổi. Tôi chờ xem thử đại hội có trao đổi, thảo luận gì không, có chuyển biến gì không. Rồi sau đại hội, không thấy chuyển biến gì cảm thì tôi quyết định dứt khoát ra khỏi Đảng".

Có lẽ người nói ra những điều này không phải là GS Nguyễn Đình Cống thì sẽ không ai dám bắt bẻ hay chất vấn. Tuy nhiên, chính việc người nói ra là GS Nguyễn Đình Cống nên không thể không quan tâm. Ở đây tôi không hề nghi ngờ hay không đồng tình với một khía cạnh được vị GS này trần thuật là "là một người có tâm với sự phát triển của Đảng Cộng sản". Song nếu lật ngược vấn đề thì chúng ta hẳn sẽ thấy chưa có bất cứ vị Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nào nói điều ngược lại bởi nếu phủ nhận cái tâm của mình với Đảng thì chính Đảng viên đó, con người đó đang đi phủ nhận chính mình; và khi đấy họ sẽ không bao giờ còn mặt mũi nào để nói về những câu chuyện của Đảng Cộng sản, sự phát triển hay tồn vong của Đảng Cộng sản! Cho nên, riêng với ý này thôi thì đó là một điều hết sức phổ biến và nói không ngoa thì nó giống như lời trần tình của một con nghiện trong cơn thèm thuốc vậy! 

Tôi cũng hết sức đánh giá cao tầm suy nghĩ của vị này khi chọn thời điểm Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua của Đảng Cộng sản để đề đạt nguyện vọng, kiến nghị của chính mình với Đảng. Bởi sẽ không còn thời cơ nào thuận lợi hơn khi những con người được cho là cốt cán, giữ cương vị cao trong Đảng cùng tề tựu về Thủ đô Hà Nội, cùng nói về vấn đề tương lai của Đảng Cộng sản. Và xin thưa rằng khi đó khả năng cũng như cơ hội để kiến nghị của GS Cống đến với các thể cần đến sẽ cao hơn. Vậy nhưng, tôi lại thực sự khi biết rằng sau một thất bại xuất phát tử bản thân mình hơn là do yếu tố khách quan, vị GS này đã bỏ cuộc và đã đánh mất chính mình. Tôi tin chắc rằng không chỉ có tôi mà rất nhiều người đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ chấp thuận hoặc tiếp thu những ý kiến kiểu như: "Tôi có nêu ý ‎ kiến Chủ nghĩa Marx - Lenin là không thích hợp nữa, nên bỏ nó đi. Chứ đừng có kiên trì Marx- Lenin, bỏ cái đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà phải xây dựng một thể chế dân chủ, tam quyền phân lập, bỏ cái việc toàn trị của Đảng, bỏ quốc hữu hóa ruộng đất". Đó cũng là lí do khiến những kiến nghị của GS Cống rơi vào lặng thinh và không nhận được bất cứ phản hồi nào! 

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là GS Cống có biết điều đó không? thì xin thưa rằng GS Cống biết; thậm chí ông còn biết trước khi hình thành những văn tự đầu tiên của bản kiến nghị nhưng ông vẫn hành động theo lối đâm lao. Và đáng thương thay khi nhận ra mình là một kẻ thừa, người thừa trong Đảng thì GS Cống lại không đủ dũng cảm nhìn nhận sự thật và điều đáng nói là không dám đứng trong hàng ngũ của Đảng để tranh đấu cho những điều mà theo ông là đúng đắn, là cần thiết. Cho nên, sau hành động tuyên bố xin ra khỏi Đảng, GS Nguyễn Đình Cống xứng đáng được gọi là một kẻ hèn! 
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét