Campuchia tiếp tục theo đuổi chính sách hai mặt trong vấn đề Biển Đông

Lữ Khách
Bức ảnh "tự sướng" của 04 nhà lãnh đạo Asean (Nguồn: Internet). 

Tính tới thời điểm hiện tại, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean đã kết thúc tương đối bình lặng, hai bên (Mỹ và Asean) đã thống nhất quan điểm chung trong tất cả các vấn đề được đưa ra thảo luận mà không gặp phải bất cứ ý kiến bất đồng nào từ các thành viên tham gia. Bức ảnh "tự sướng" giữa  04 nhà lãnh đạo Asean gồm: Campuchia, Việt Nam, Singapo và Lào sau khi kết thúc hội nghị được trang FB của thủ tướng Singapo Lý Hiển Long cho thấy rõ hơn về một sự thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean. 

Điều đặc biệt là mặc dù trước đó đã thẳng thừng khước từ lời đề nghị phối hợp với Mỹ trong chế ngự sức mạnh của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông song phái đoàn của Campuchia do Thủ tướng Hun Sen dẫn đầu đã không tái lập câu chuyện của năm 2012 khi nước này đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Asean tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean. Trên thực tế, động thái này của Campuchia hoàn toàn khác hẳn với những gì đã được dự báo và có thể xem đó là một động thái hơi lạ đến từ Campuchia? Chứng kiến điều này tin chắc nhiều người sẽ đồng tình với nhận xét rằng phải chăng, Campuchia đã thay đổi đường lối, chính sách trong các vấn đề cộng đồng chung Asean quan tâm? Hay đó chỉ mới là một vế trong "chính sách hai mặt" được Campuchia duy trì từ năm 1999 đến nay? 
Entry này xin đi giải mã các câu hỏi được đặt ra. 
Thực sự dễ lí giải tại sao Thủ tướng Hun Sen đã không thay đổi quan điểm của nước này trong vấn đề Biển Đông sau lời đề nghị "phối hợp" của Mỹ. Việc bị quá phụ thuộc vào Trung Quốc và họ sợ rằng phật lòng Trung Quốc đồng nghĩa với việc họ sẽ phải đối diện với những thứ nguy cơ nan giải, nhất là trên lĩnh vực kinh tế... đã ảnh hưởng rất nhiều thái độ của quốc gia này trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean. Sự ràng buộc về mặt lợi ích với Trung Quốc không cho phép họ được "phản bội" lại quốc gia đông dân nhất thế giới này. Bài học từ Myanma tự thân đã chỉ cho họ cần phải làm gì để không kéo theo các bất ổn khác từ việc suy giảm sức cạnh tranh cũng như thu nhập trên lĩnh vực kinh tế. Chính vì vậy, trong một chừng mực nào đó, có thể hiểu động thái của Campuchia trước thềm Hội nghị là hành động bất đắc dĩ, chịu sự tác động của Trung Quốc. Điều này lại càng thực sự quan trọng đối với đảng của Thủ tướng Hun Sen trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị một cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ Quốc hội tiếp theo; áp lực cần đủ số phiếu để có thể đứng ra thành lập Chính phủ và duy trì quyền lực tại đất nước chùa tháp này khiến Hun Sen không thể hành động khác được. 


Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Nguồn: Internet). 

Tuy nhiên, là thành viên trong cộng đồng chung Asean, Campuchia hiểu được rằng sự "cô độc", bị tẩy chay trong nội khối nó còn kinh khủng hơn nhiều bị Trung Quốc trả đũa. Bài toán mà Thủ tướng Hun Sen cùng đội ngũ cố vấn cần sẽ phải dung hoà sẽ giữa một bên là Trung Quốc và bên kia chính là Asean. Họ sẽ phải đảm bảo rằng không để cả Trung Quốc và cả các thành viên Asean không phản ứng với chính sách "Trung dung" của chính mình. 



Chứng kiến những gì tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean vừa qua thì khách quan mà nói Campuchia đã thành công từ "cái khe cửa hẹp" để có thể tồn tại mà chưa nhận bất cứ sự phản ứng nào từ các chủ thể liên quan được nói tới. Tuy nhiên, đó là trường hợp có vẻ may mắn đối với Campuchia, họ sẽ ứng xử ra sao nếu không có những "cơ hội" thuận lợi" để thực hiện chính sách "hai mặt" như vừa qua? Chắc chắn sẽ đến lúc Campuchia phải lộ nguyên bản chất của mình để trở thành một thành viên "đích thực" trong cộng đồng chung Asean. Hi vọng điều đó sẽ được tái lập sau khi đất nước này tiến hành bầu cử xong Quốc hội dự kiến sẽ diễn ra vào giữa năm 2018. 
Chia sẻ trên Google Plus

9 nhận xét:

  1. Thằng Campuchia này thì nó theo thằng Trung Quốc lâu rồi, giờ nó chỉ có biết anh Trung Quốc của nó cho nó gì và bảo nó làm gì thì nó làm theo như vậy thôi

    Trả lờiXóa
  2. NƯớc ta giờ rơi vào thế vô cùng khó, phía Bắc là tàu khựa, phía tây nam là Campuchia đệ tử trung thành của tàu khựa, phía Đông là biển mà tàu khựa đang âm mưu ghê gớm, chỉ có Lào, mà khựa cũng bắt đầu nhảy qua mua chuộc Lào

    Trả lờiXóa
  3. Campuchia giờ nó điên lắm, Trung QUốc bảo gì nó nghe nấy thôi, kể cả Hunsen tỏ vẻ tình nghĩa với ta cũng thế, biên giới Tây Nam của ta rất nguy hiểm đấy

    Trả lờiXóa
  4. thằng Campuchia rõ ràng nó đang theo Trung Quốc rồi, giờ với nước ta nó cũng xem như là một kẻ thù mà thôi, nó sẽ phục vụ Trung Quốc trong mưu đồ với nước ta, nên cảnh giác cao độ thằng điên này

    Trả lờiXóa
  5. chưa bao giờ thằng Campuchia nó có thiện chí với nước ta cả, ngay cả khi quân ta vì cứu nước nó mà giờ nó cũng quay sang chửi là dân ta đi xây lấn nước nó cơ mà thằng trung quốc gây cho nước nó thảm họa thế mà giờ nó đi theo Trung Quốc cơ mà

    Trả lờiXóa
  6. thằng Campuchia nó có biên giới với ta ở Tây Nam và nó giờ là đệ tử của Trung Quốc, nên nguy hiểm vô cùng, trung quốc đánh trên xuống, nó dưới lên nữa thì nước ta hơi mệt đấy

    Trả lờiXóa
  7. nhiều bạn cứ bảo rằng nước ta yếu này nọ, nhưng thực sự nếu bị bao vậy thế thì làm gì được cơ chứ, Campuchia giờ chẳng khác gì là Trung Quốc đâu, trên dưới trái phải đều là nó, mới chết

    Trả lờiXóa
  8. thằng Campuchia này càng ngày càng nguy hiểm chúng như những tên điên thế, không biết đường nào mà lần cả, lúc thì tỏ ra thân thiện lắm, nhờ ta giúp đỡ này nọ, lúc quay sang trở mặt, đòi xâm phạm chủ quyền của ta nữa chứ

    Trả lờiXóa
  9. Campuchia thì chính thức là đệ tử ruột của Trung Quốc rồi, nên coi như nước ta đang bị bao vây trên giới bởi cái âm mưu thối tha của chính quyền tàu khựa

    Trả lờiXóa