GIÁ CỦA SAI LẦM VÀ SỰ CHÂN CHÍNH CỦA ĐẢNG

Giá của sai lầm và sự chân chính của Đảng tưởng như hai mệnh đề độc lập, chẳng liên quan tới nhau. Thế nhưng khi xét trong vụ việc Formosa, ta mới thấy nó là một cặp song hành.

Giá của sai lầm

Cuộc họp trong hai ngày 18 và 21-4-2017 của Ban Bí thư xem xét vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý có liên quan đến sự cố về môi trường tại 4 tỉnh miền Trung và đi đến thống nhất 100% bằng phiếu kín, quyết định:
- Thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011 - 2016; Thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Minh Quang. 
- Kỷ luật cách chức Uỷ viên Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Bùi Cách Tuyến và ông Nguyễn Thái Lai. 
- Kỷ luật cách chức Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2005 - 2010 và nhiệm kỳ 2010 - 2015 đối với ông Võ Kim Cự (bao gồm cách chức cả các chức vụ: Bí thư Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh theo quy định)

Ông Võ Kim Cự

Riêng với ông Võ Kim Cự, sau khi nhận kỷ luật cách chức từ Ban bí thư, Chủ tịch liên minh hợp tác xã Việt Nam, ông Cự đã có đơn xin thôi làm đại biểu Quốc hội khóa 14. Như vậy những người có trách nhiệm đến sự cố ô nhiễm môi trường ven biển miền Trung đều đã nhận kỷ luật. Nói cho cùng, để xảy ra vụ việc lần này là điều không ai muốn. Tuy nhiên giữa điều không mong muốn và sai lầm tồn tại ranh giới rất mong manh. Và sai lầm nào cũng đều có cái giá của nó. Bản thân ông Cự và các cán bộ khác trên cương vị của mình đã không hoàn thành nhiệm vụ khi để xảy ra sai xót trong quản lý, điều hành, giám sát từ khi thực hiện dự án cho đến khi Formosa triển khai vận hành để rồi sai một ly, đi vạn dặm. Bản thân các ông có lẽ đang hối tiếc về những sai lầm mắc phải

Sư chân chính của Đảng

Ngay từ khi xảy ra vụ việc, Đảng, Nhà nước ta đã theo dõi chỉ đạo sát sao các đơn vị chức năng phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu làm rõ nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Nó cho thấy sự quyết liệt cần có của giới lãnh đạo đối với vấn đề mang tính chất quốc gia. Bất chấp điều đó, nhiều kẻ ấu trĩ cho rằng Đảng, Nhà nước chậm trễ trong việc điều tra và công bố Formosa là thủ phạm kể cả khi lúc đó chưa nắm được các chứng cứ cần thiết. Đám người ấy không hiểu rằng, kết luận của một chính quyền cần phải dựa trên những chứng cứ cụ thể để đảm bảo khách quan, tôn trọng pháp luật chứ không phải từ lề lối làm việc cậy quyền cậy thế, võ đoán, quy chụp.

Việc Đảng, Nhà nước yêu cầu Formosa phải có biện pháp khắc phục hậu quả môi trường và đời sống nhân dân đã khẳng định quan điểm lấy dân làm gốc, tất cả vì nhân dân. Việc tổ chức khắc phục, đền bù thiệt hại được thông tin và diễn ra công khai minh bạch. Khẳng định chủ trương không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế bằng mọi giá.

Việc làm rõ trách nhiệm, tiến hành xử lý kỷ luật các cán bộ có liên quan cho thấy quyết tâm của những người đứng đầu Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết vụ việc một cách triệt để, nghiêm minh. Không để lọt cán bộ sai phạm. Công tác xử lý cán bộ cũng dựa trên những chứng cứ cụ thể, dựa trên mức độ sai phạm của từng cá nhân.

Với tất cả những hành động trên, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rõ bản chất cách mạng, tiến bộ, chân chính.

HỌC THỨC
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét