ĐẶC KHU KINH TẾ, GÓC NHÌN KINH TẾ VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ

1. Hiểu cho đúng về đặc khu kinh tế

Đặc khu kinh tế còn gọi là khu kinh tế tự do, khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, đơn giản hơn là khu kinh tế, khu tự do… nó là một cái tên gọi chung cho các khu vực kinh tế ở trong một quốc gia được xây dựng nhằm hướng tới thu hút đầu tư ở trong nước và quốc tế, tạo sự phát triển vượt bậc thông qua các biện pháp thu hút, khuyến khích đặc biệt.
Khu kinh tế tự do sẽ có thể gồm nhiều tiểu khu chức năng khác nhau như khu phi thuế quan, khu chết xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các tiểu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ…
Tại đó, nhà nước sẽ ban hành các thiết chế nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lý tưởng, tạo mọi điều kiện cho thuận lợi các doanh nghiệp để thu hút đầu tư, chẳng hạn như miễn giảm thuế…; Xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo ra môi trường sống lý tưởng cho những du khách và người công tác ở đặc khu đó như khu du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng…; Các đặc khu kinh tế gắn với cảng biển nhằm phát triển dịch vụ Logistic, cảng hàng không quốc tế.. và rất rất nhiều ưu đãi đặc biệt nhằm kích thích đầu tư, thương mại.

2. Góc nhìn đặc khu từ khu vực và quốc tế

Đặc khu kinh tế được manh nha đầu tiên năm 1942 tại Puerto Rico, hiện nay số lượng đặc khu kinh tế trên thế giới đã lên tới 4500. Đặc khu kinh tế đã đem lại nguồn lợi ích to lớn, là động lực thúc đẩy hoạt động thương mại và phát triển các ngành công nghiêp hiện đại. Hiện nay, các đặc khu kinh tế đã tạo ra 66 triệu việc làm trên toàn thế giới.

Những lợi ích to lớn mà đặc khu kinh tế đem lại phải kể đến đầu tiên là Trung Quốc. Từ những đặc khu kinh tế ban đầu những năm 1980s như Thâm Quyến, Sán Dầu, Chu Hải, Thượng Hải… hiện nay con số này đã lên đến 571 đặc khu được thành lập đã đóng góp 22% GĐP, 45% tổng vốn FDI và tạo ra 30 triệu việc làm cho Trung Quốc. Nếu như những năm 1980s Trung Quốc xây dựng các đặc khu kinh tế với nền công nghiệp 1.0 điển hình là Thâm Quyến, xây dựng đặc khu Thượng Hải với cuộc cách mạng 2.0, thì khu kinh tế Tiền Hải đã là 3.0 và hướng đến xây dựng nền kinh tế hiện đại bắt nhịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mà đầu tàu mũi nhọn là các đặc khu kinh tế. Thành quả rõ rệt nhất phải kể đến là đặc khu Thâm Quyến, tăng trưởng tốc độ chóng mặt, từ một nơi nghèo làng chài với hơn 30 vạn dân, GDP của thành phố này đã tăng 24.500%, dân số tăng 12tr người, GDP 340 tỷ USD năm 2016.

Thứ hai là một mô hình thành công đột phá khác cũng xuất hiện giữa lòng sa mạc Trung Đông là rốn dầu mỏ của cả thế giới nhưng các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE, đã chuyển đổi phát triển kinh tế theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên nhờ sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đặc khu kinh tế. Tại UAE có đến 45 đặc khu kinh tế, đóng góp lên đến 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điển hình là Dubai nơi tập trung của 26 khu kinh tế tự do đã vươn mình trở lên thành thành phố toàn cầu, trung tâm kinh tế tráng lệ của thế giới. Tính đến hết 2015 Dubai có hơn 20.000 doanh nghiệp, hoạt động trong các khu kinh tế, tạo ra hơn 100k việc làm mỗi nơi, các đặc khu đóng góp 32% GDP quốc gia này.

Thứ ba, phải kể đến là Sigapore một quốc gia nhỏ bé nhưng đã vươn mình trở thành một trong những con rồng kinh tế của châu Á chỉ sau nửa thế kỷ phát triển dựa trên dựa vào động lực từ 9 khu thương mại tự do. Là hình mẫu đi đầu và thành công bậc nhất trong xây dựng đặc khu kinh tế. Đây là đất nước làng chai nghèo khó, không có tài nguyên thiên nhiên, thậm chí là phải nhập khẩu cả nước ngọt. Sigapore đã phát triển cảng biển gắn với đặc khu kinh tế, đưa quốc đảo sư tử này trở thành trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người là 85.000 USD/ người.

Ngoài ra còn có các nươc như là Hàn Quốc hiện có 8 đặc khu rải rác khắp cả nước, chính phủ đã đổ vào hàng tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ. Philipines đã có đặc khu những năm 1990s, có luật đặc khu năm 1995, hiện nước này có khoảng 380 khu kinh tế là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Philipine. Ngoài ra còn có Ấn Độ, từ sau khi có Luật đặc khu kinh tế 6/2005 thì đến nay nước này đã có hơn 560 đặc khu kinh tế, tổng nhân công lao động tại các đặc khu nước này là 1.2tr người, đóng góp 82,4 tỷ USD chiếm 25% GDP của Ấn Độ…

Sau hơn nửa thế kỷ phát triển, cơn sốt đặc khu chưa bao giờ là giảm nhiệt mà nó luôn có xu hướng phát triển mạnh mẽ, các ưu đãi của đặc khu thế hệ sau luôn mạnh hơn, tốt hơn của các đặc khu thế hệ trước nhằm cạnh tranh với làn sóng phát triển mạnh mẽ của đặc khu trên toàn thế giới.


3. Dự án đặc khu kinh tế của Việt Nam, góc nhìn từ kinh tế và chính trị

Biển Đông có diện tích hơn 3.4 triệu km2 Đây là biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ. Biển Đông là biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, là con đường thiết yếu vận chuyển dầu và các tài nguyên thương mại từ Trung Đông, Đông Nam Á đến Nhật, Hàn và Trung Quốc. Thực tế thấy rằng 90% lượng vận tải thương mại phải đi qua biển và 45% trong số đó là đi qua biển Đông, lượng dầu mỏ qua biển này lớn gấp 15 lần vận chuyển qua kênh đào Panama. Trong các con đường biển có eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ 2 thế giới, lưu lượng vận tải khổng lồ qua eo biển này (nơi 84.000 tàu thuyền và 30% giao thương toàn cầu đi qua mỗi năm) đã được đất nước Singapore tận dụng, biến đất nước này thành một đặc khu kinh tế, thu hút đầu tư với lợi thế cảng biển khổng lồ, trung chuyển và là trạm dừng nghỉ của các tàu bè qua biển đông. Chính vì vậy, Singapore vươn mình trỗi dậy thành con rồng kinh tế của châu Á.

Trước hết về đặc khu kinh tế Phú Quốc của Việt Nam.
Chúng ta đã biết, một công trình đã được thai nghén hơn 3 thế kỷ của Thái Lan về kênh đào Kra, đang được sự hậu thuẫn rất mạnh mẽ của Trung Quốc. Trung Quốc đang theo đuổi dự án này, và cho rằng nó là một phần của sáng kiến hạ tầng toàn cầu vành đai - con đường trị giá hơn 1000 tỷ USD. Dự kiến kênh đào này sẽ tiêu tốn khoảng 20-30 tỷ USD tuỳ theo tuyến xây dựng có thể mất thêm 10 năm để hoàn thành. Tuy nhiên, khi kênh đào này xây dựng thành công nó giúp tiết kiệm được 1200km quãng đường di chuyển khoảng 5-7 ngày so với các lộ trình hàng hải hiện nay qua eo biển Malacca 45% vận tải biển trên toàn thế giới, tiết kiệm hàng tỷ tỷ USD mỗi năm.

Như vậy, nếu Thái Lan cho Trung Quốc xây dựng thành công và lưu lượng tàu bè đi qua kênh đào này thì Trung Quốc là nắm giữ cái BOT to nhất mọi thời đại. Nếu nhìn vào trên bản đồ, thì các bạn biết dòng chảy thương mại lớn nhất thế giới này sẽ đi qua đâu? ĐÓ LÀ ĐI QUA PHÚ QUỐC VIỆT NAM, như vậy nếu Trung Quốc, Thái lan có lợi số 1 thì chắc chắn Phú Quốc Việt Nam sẽ thu lợi thứ hai. Nói cách khác, Phú Quốc sẽ trở thành Singapore thứ hai. Nếu tận dụng được nguồn lực này, nó sẽ là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho Việt Nam.

Chẳng thế mà, Phú Quốc không phải mà nó tự nhiên lại xuất hiện trong bản dự thảo đơn vị đặc khu kinh tế hiện nay. Nếu Việt Nam muốn Phú Quốc thành Singapore phiên bản thứ hai thì bắt buộc phải đầu tư nguồn lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, các con đường phải thuận lợi… nhưng với kinh phí hạn hẹp từ ngân sách chính phủ thì không đủ sức làm được. Điều này bắt buộc Việt Nam phải thu hút đầu tư từ nước ngoài bằng các ưu đãi đặc biệt, cơ chế pháp lý thuận lợi bằng việc Luật đặc khu kinh tế. Khi Việt Nam, thông qua luật đặc khu kinh tế Phú Quốc sẽ trở thành điểm nóng về thu hút đầu tư từ Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… lúc này, việc Trung Quốc muốn nuốt trọn, độc chiếm biển Đông sẽ khó hơn vì các nước khác cũng có sự rằng buộc về lợi ích tại biển Đông.
Thêm chú thích

Cái điều Trung Quốc đang muốn, không phải có chiến tranh Việt Nam mà đơn giản chỉ là bất ổn, tạo ra môi trường đầu tư không an toàn cho các nhà đầu tư từ nước khác, từ đó rút khỏi Việt Nam, tạo điều kiện cho Trung Quốc độc tôn trong các dự án đấu thầu tại Việt Nam. Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam hùng mạnh lên, đơn giản chỉ muốn Việt Nam yếu đi để “dễ bảo”.

Thứ hai là đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong
Cảng Vân Phong có điều kiện về vị trí địa lý rất thuận lợi, có điều kiện chắn gió, chắn sóng, điều kiện luồng lạch và điều kiện tiếp xúc về đường bộ, đường sắt thuộc loại tốt nhất trong khu vực. Phía biển thì là cảng án ngữ trên tuyến đường vận tải biển nến kênh đào Kra được xây dựng thành công. Nếu so sánh cảng Vân Phong với Singapore thì ta thấy rằng, Sin có đường biển rất tốt, ở vị trí đắc địa nhưng khi trung chuyển hàng vào Sin để chuyển hàng hoá thương mại vào đường bộ để chuyển các nước khác thì phải đi qua Malaysia, như vậy tăng thêm các phí về logistic dẫn đến tăng thêm chi phí cho hàng hoá. Còn Vân Phong nhà mình thì thuận lợi hơn, có đường bộ thuận lợi giáp với 3 quốc gia Laos, Campuchia và cả Trung Quốc như vậy phí vận chuyển hơn rất nhiều.

Cảng Vân Phong có điều kiện luồng lạch cho phép các tàu chở cỡ lớn nhất thế giới có thể neo đậu. Ví dụ một tàu mẹ có thể chở được 22.000 container, thì Vân Phong hiện có thể cho 15 tàu mẹ ra vào 1 lúc. Có diện tích cảng dài gấp 3 lần cảng Thượng Hải của Trung Quốc, mà từ năm 2012 Thượng Hải đã có thể xử lý 15 triệu container. 

Ta thấy rằng, hàng hoá từ Trung Đông, châu Phi muốn xuất sang các nước Đông Nam Á, Đông Á thì phải chuyển hàng xuống Sin sau đó mới có thể chuyển đi các nước, như vậy chi phí đắt hơn rất nhiều. Thu nguồn lợi từ cảng thương mại hàng hoá biển là cú hích tăng trưởng cho Sin và Manila, nếu Kra xây dựng được hoạt động không ai khác chính là Sin, Trung Quốc (có Thượng Hải cách đất liền 30km nên trung chuyển về đất liền đắt đỏ), Hong Kong, Manila.. là những đối thủ không bao giờ muốn Vân Phong được hoạt động. Vì khi chuyển hàng bằng đường bộ đến Vân Phong có thể đi bất cứ nước khác mà không cần đi nước thứ 3, giảm chi phí. Trung Quốc có âm mưu độc chiếm biển Đông, không chỉ vì cái khoảng sản tài nguyên mà còn muốn kiểm soát đường biển thu nguồn lợi, đặc biệt là cảng Vân Phong của Việt Nam.

Ngoài ra, hiện tại Trung Quốc là đối thủ không muốn mình phát triền Vân Phong thành đặc khu nhất vì họ đang nhắm đến đích đó đầu tiên. Bên cạnh Vân Phong là Cam Rang là cảng nước sâu cho tàu ngầm lớn nhất thế giới có thể án ngữ. Giờ thì Nga, Mỹ đang lăm le, lúc nào cũng muốn được thuê, sử dụng được nó. Nếu đặc khu Vân Phong hoạt động, thì sẽ kéo các nước khác tham gia đầu tư, liên kết lợi ích và việc Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông thì sẽ khó hơn bao giờ hết, không có nước nào có lợi ích ở đó mà lại cho Trung Quốc độc chiêm nó cả.

Như vậy, nói cho Trung Quốc thuê đất làm đặc khu thì thật là quá buồn cười. Hơn nữa, trong dự thảo luật đặc khu không có câu nào, dòng nào nói cho Trung Quốc thuê đất làm đặc khu cả.

Bây giờ cú hích mạnh nhất để tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam là xây dựng các đặc khu, đặc biệt là đặc khu Vịnh Vân Phong.

Nên cảnh báo các bạn đừng có biểu tình khi bị các nhà “rậm chủ” dắt mũi. Biến Việt Nam trở thành con tốt trên bàn cờ chính trị thế giới. Cuộc biểu tình vừa rồi tại một số tỉnh, đặc biệt là Bình Thuận thì người được lợi không ai khác chính là Mỹ, hòng biến các cuộc biểu tình thành cách mạng đường phố lật đổ chế độ, chính quyền Việt Nam. Còn Trung Quốc đợi lợi khi mà các nhà đầu tư nước khác tháo chạy khỏi Việt Nam. Cuối cùng chỉ có dân mình thất nghiệp, đói khổ.

Thông tin là vũ khí, cẩn thận khi chia sẻ và bình luận. Hãy là người yêu nước bằng cái đầu lạnh và trái tim nóng.

CÁT TƯỜNG
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét