LUẬT AN NINH MẠNG VÀ NHỮNG KẺ ĐƠM ĐẶT

Sáng ngày 12/6, Luật An ninh mạng đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết. Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Việc thông qua luật An ninh mạng được cho là bước tiến mới giúp các cơ quan chức năng Việt Nam khai thác tốt hơn tài nguyên Internet, phát huy tối đa mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của Internet, nhất là dưới góc độ bảo vệ an ninh trật tự.

Là một luật được cho là sẽ giúp các cơ quan chức năng điều chỉnh có hiệu quả các hành vi trên Internet nên nggay lập tức sau khi được thông qua, rất nhiều tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, chống phá Nhà nước Việt Nam cả trong và ngoài nước, những kẻ đã và đang tích cực sử dụng không gian mạng để gây tổn hại cho lợi ích quốc gia Việt Nam đã lên đồng, viết nhiều bài trên mạng vu cáo, bịa đặt rằng thông qua Luật An ninh mạng là bóp nghẹt tự do ngôn luận, là vi phạm tự do cá nhân, là kéo lùi phát triển… Đã có một loạt các nhà “dân chủ” như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng… đăng đàn xuyên tạc.


Điều này không hề khó hiểu khi thấy rằng Luật An ninh mạng đã chọc trúng vào “tử huyệt” của các nhà “dân chủ” khi với những chế tài mới trong luật, sẽ hạn chế được rất nhiều hành vi lợi dụng mạng để tiến hành các hành vi xâm phạm an ninh, trật tự của các nhà “dân chủ” như tuyên truyền phỉ báng lãnh tụ, kích động bạo loạn, bạo lực, Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước…

Cụ thể, tại Điều 8 của Luật quy định chi tiết sáu nhóm hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, người dùng bị cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi: Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;….

Các hành vi như: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng bị cấm.

Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng,… đều nằm trong danh sách cấm của Luật.

Có thể thấy những hành vi bị cấm đều hướng tới để đảm bảo một môi trường mạng trong sạch, lành mạnh chứ không hề theo chiều hướng bịt miệng dân, vi phạm tự do dân chủ như lời xuyên tạc của các nhà “dân chủ”.

Chưa hết, việc thông qua Luật An ninh mạng cũng sẽ giúp Việt Nam bảo vệ tốt hơn chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Báo cáo của Cục An ninh mạng, Bộ Công an cho thấy, Việt Nam là quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trong khu vực. Từ năm 2016 đến nay, có hàng chục nghìn cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin nước ta. Đấy là chưa kể mạng Internet bị lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động các hoạt động chống phá Nhà nước, xúc phạm nhân phẩm cá nhân, bịa đặt thông tin gây hại về kinh tế, tài chính. Vì vậy, ban hành Luật An ninh mạng là nhiệm vụ cấp bách làm cơ sở pháp lý để đấu tranh, ngăn chặn và xử lý.

Rõ ràng việc ban hành Luật An ninh mạng là cần thiết, cấp bách và sẽ đưa lại nhiều lợi ích cho đất nước. Dù có những tiếng nói xuyên tạc, bia đặt từ các nhà “dân chủ” nhưng không ai phủ nhận được ý nghĩa của Luật An ninh mạng. Do đó, có thể kết luận bằng một câu quen thuộc: Chó cứ sủa còn đoàn người cứ bước.

HỌC THỨC
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét