TRÒ VU CÁO CỦA ĐÁM PHẢN ĐỘNG VỀ LUẬT ĐẶC KHU

Mới đây xuất hiện trên mạng xã hội thông tin cho rằng 'chính quyền ép người dân ký giấy đồng ý' Dự luật Đặc khu. Đây lại là một luận điệu vu cáo 'bỉ ổi' không thể chấp nhận được.

Dự thảo luật Đặc khu (tên gọi đầy đủ là Dự Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc) đã được Quốc hội kỳ họp thứ 5, khóa XIV ngày 11/6/2018 đã ấn nút thông qua lùi thông qua Dự luật Đặc khu sang kỳ họp tiếp theo đã Có 432 đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó 423 đại biểu tán thành (85,63%), 8 đại biểu không tán thành và 1 đại biểu không biểu quyết. Theo dự kiến Dự luật Đặc khu sẽ thông qua vào kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vào cuối năm nay.

Ngay sau khi kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV kết thúc, các đại biểu thuộc các đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức tiếp xúc cử tri theo quy định để lấy trực tiếp ý kiến nhân dân về các vấn đề, trong đó có Dự luật Đặc khu cũng như lắng nghe ý kiến của người dân về những vấn đề khác.

Ấy vậy, tài khoản Minh Thuy đăng trên 'Tổng hội nha kỹ thuật' trên facebook lại có những phát ngôn có tính suy diễn, vu cáo, bịa đặt trắng trợn, đối tượng này cho rằng: 'Chính quyền quận 10, 11 chỉ đạo ủy ban nhân dân phường, phối hợp với tổ dân phố phát giấy ĐỒNG Ý CHO XÂY DỰNG ĐẶC KHU 99 NĂM VÀ CHẤP THUẬN LUẬT AN NINH MẠNG' và 'SỰ VIỆC VẬY, NAY MAI CHẮC CHẮN SẼ TỚI NHÀ CON, DĨ NHIÊN CẢ NHÀ CON SẼ KHÔNG KÝ'....


Từ ý kiến khôi hài trên, tôi phản pháo như sau:

Thứ nhất, việc lấy ý kiến mà chỉ có 'GIẤY ĐỒNG Ý' thì quả thật đây chỉ là trò con nít mới nghĩ ra. Bởi lẽ, nếu thật cần thiết và đặc biệt (như ban hành, sửa đổi hiến pháp) thì việc lấy ý kiến nhân dân thì phải in Dự luật thành văn bản để người dân đóng góp ý kiến chứ không hề có 'Giấy đồng ý' để người dân ký vào. Trong khi đó, Dự luật Đặc khu không cần thiết phải in ấn dự thảo để phát mà thông qua nhiều kênh để lấy ý kiến nhân dân như: tiếp xúc cử tri, người dân trực tiếp góp ý thông qua văn bản được chính quyền niêm yết hoặc trên cổng thông tin điện tử Quốc hội online hay thông qua Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội.

Thứ hai là cùng song song với ép buộc ký giấy đồng ý Dự luật đặc khu là 'CHẤP THUẬN LUẬT AN NINH MẠNG'. Xin thưa với ban Minh Thuy rằng, Luật an ninh mạng đã được chính thức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố vào sáng ngày 28/6/2018 cùng với 6 luật khác, luật này chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Khi một luật đã được Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước Công bố thì không còn gì để lấy ý kiến nhân dân nữa mà nếu có lấy thì phải trong chương trình sửa đổi luật của Quốc hội. Vậy mà, bạn Minh Thuy lại 'vống lên' cho rằng bắt ép người dân ký giấy đồng ý Luật an ninh mạng.

Thứ ba, 'SỰ VIỆC VẬY, NAY MAI CHẮC CHẮN SẼ TỚI NHÀ CON, DĨ NHIÊN CẢ NHÀ CON SẼ KHÔNG KÝ' . Không biết bạn Minh Thuy ở đâu mà nay mai sẽ tới nhà con ? và khi bạn chưa nhận được giấy sao bạn lại biết được giấy đó là ép buộc ký 'đồng ý' ? và đặc biệt trên bài viết của bạn Minh Thuy không hề có ảnh chụp loại giấy mà như bạn mô tả là chính quyền ép dân ký 'đồng ý'. Phải chăng, là tự suy diễn, tự xuyên tạc và tự vu cáo ?

Thứ tư, chúng ta cũng là người dân Việt Nam, là cử tri nếu có thực sự loại giấy trên thì sẽ biết được là có hay không ? Đến ngay đối tượng chống cộng cực đoan Nguyễn Tường Thụy ngày hôm nay cũng vừa chia sẻ bài viết này vừa chỉ đạo tay chân đi tìm hiểu xem sự thật có đúng không. Như vậy, có thể khẳng định rằng, đến ngay Nguyễn Tường Thụy cũng chưa nhận được giấy thì liệu việc chỉ đạo của quận 10, quận 11 liệu có đúng ? Mặt khác, không lẽ chỉ có quận 10, quân 11 mới làm vậy còn biết bao đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã khác trong cả nước không làm ?

Qua vụ việc này cho thấy, các thế lực phản động, hận thù vẫn không ngừng sử dụng các chiêu trò kích động để chống phá về Dự luật đặc khu và Luật an ninh mạng. Đây rõ ràng là một thủ đoạn cực kỳ nham hiểm của các thế lực thù địch nhằm phủ nhận những gì mà người dân đóng góp, xây dựng và thành quả của cơ quan lập pháp Việt Nam.

Trong thời gian tới, vẫn còn nhiều thủ đoạn tinh vi, nham hiểm, phức tạp khác hướng vào Dự luật Đặc khu trước khi Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới và trước khi Luật An ninh mạng có hiệu lực pháp luật. Đề nghị mỗi người cần nêu cao cảnh giác phòng ngừa những 'thông tin quy chụp, vu cáo' đồng thời tích cực tham gia đóng góp cho Dự luật Đặc khu ở Việt Nam được hoàn thiện nhất trước khi thông qua Quốc hội.

ĐÌNH BẢO
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét